Trung tướng Tô Lâm dự hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 7

0 nhận xét
Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 7 đã diễn ra trong hai ngày (8-9/3) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng đồng chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có: Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an; lãnh đạo nhiều Bộ, ngành, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch và Phó Chủ tịch của 20 tỉnh biên giới Việt Nam và Campuchia. Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Ngô Anh Dũng, Đại sứ Campuchia tại Việt Nam Hul Phany và đông đảo cán bộ Trung ương, địa phương của hai nước cùng tham gia hội nghị.

Đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.

Hội nghị đã đánh giá kết quả triển khai các thỏa thuận từ Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 6 (tháng 8/2010) đến nay.

Hai bên hài lòng nhận thấy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam-Campuchia tiếp tục được củng cố và phát triển tốt đẹp; đánh giá cao sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương biên giới hai nước đã tích cực triển khai có hiệu quả các thỏa thuận, góp phần quan trọng đưa tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt trên 2,8 tỷ USD trong năm 2011 (tăng gần 55% so với năm 2010); hợp tác trên các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-mỏ và năng lượng, giao thông và xây dựng cơ sở hạ tầng, viễn thông, giáo dục-đào tạo, y tế… đạt được những kết quả tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân vùng biên giới hai nước;

Công tác phân giới cắm mốc tiếp tục được triển khai tích cực; an ninh-trật tự khu vực biên giới được giữ vững; hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân các tỉnh biên giới hai nước được quan tâm thúc đẩy, góp phần tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân hai nước…
Hội nghị cũng đã tập trung thảo luận và đạt được sự nhất trí cao về phương hướng và các biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh biên giới, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng tăng của quan hệ hai nước, đồng thời thiết thực chào mừng Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia 2012.

Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa các Bộ ngành, địa phương, tích cực thực hiện các thỏa thuận đã ký kết; hoàn thiện các cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích trao đổi biên mậu, tạo thuận lợi cho việc thông thương, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 5 tỷ USD trong 5 năm tới; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về đầu tư; hợp tác giúp nhau trên lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, y tế, đào tạo nguồn nhân lực; quan tâm xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực biên giới.

Hai bên cũng nhất trí đẩy nhanh tiến độ phân giới, cắm mốc biên giới trên bộ; cam kết không cho phép bất kỳ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của mình để xâm hại an ninh, an toàn và ổn định của nước kia; tăng cường hợp tác bảo vệ an ninh, giữ vững ổn định và trật tự trên toàn tuyến biên giới, phòng chống và ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm xuyên quốc gia; tăng cường trao đổi đoàn, quan tâm thúc đẩy các hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân; vận động giáo dục nhân dân biên giới, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn và vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, vì lợi ích của nhân dân hai nước.


Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia đồng chủ trì hội nghị

Tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương hai nước trong việc phối hợp triển khai các thỏa thuận hợp tác trong thời gian qua, đem lại những kết quả tích cực; đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt của việc tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các địa phương biên giới hai nước trong việc khai thác và phát huy thế mạnh của địa phương mình cũng như đóng góp cho quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam-Campuchia.

Thay mặt Chính phủ hai nước, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng đã đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị của hai nước quán triệt và tích cực phối hợp triển khai phương hướng và những biện pháp cụ thể đã được hội nghị đề ra nhằm phát triển toàn diện các tỉnh biên giới, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng đường biên giới hai nước thực sự trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Trong thời gian diễn ra hội nghị, các Bộ, ngành và các địa phương biên giới hai nước cũng đã có các cuộc tiếp xúc trao đổi để thảo luận các biện pháp triển khai cụ thể theo tinh thần của hội nghị. Kết thúc hội nghị, hai bên đã ra Thông cáo chung./.

(TTXVN)
Continue reading →

Trung tướng Tô Lâm thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

0 nhận xét
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh lực lượng Cảnh sát cơ động là một trong 3 lực lượng của công an phải được hiện đại hóa ngay.

Sáng 6/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động-Cảnh sát đặc nhiệm. Đây là một trong đơn vị đặc biệt của lực lượng Công an. Tháp tùng Chủ tịch nước thăm và làm việc với Bộ Tư Lệnh CSCĐ có Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an và các đồng chí Trung tướng Tô Lâm; Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an cùng nhiều tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp của Bộ Tư lệnh CSCĐ và các vụ, cục, viện của Bộ Công an.

Trong không khí phấn khởi, lực lượng cảnh sát cơ động và cảnh sát đặc nhiệm đã chào đón Chủ tịch nước và đoàn công tác đến thăm đơn vị với hình thức hết sức đặc biệt, đó là trình diễn các màn biểu diễn võ thuật, chiến thuật chống tội phạm và khủng bố thể hiện sức mạnh của các chiến sĩ đặc nhiệm-đơn vị nòng cốt trong đấu tranh ngăn chặn giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các cán bộ, chiến sỹ cảnh sát cơ động.

Thay mặt toàn lực lượng, Trung tướng Nguyễn Văn Vượng-Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động báo cáo với Chủ tịch nước về hoạt động của lực lượng cảnh sát cơ động và Cảnh sát đặc nhiệm thời gian qua, trong đó nhấn mạnh: Trước bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường, tác động mạnh đến an ninh, trật tự trong nước, đặc biệt là các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch nhân các sự kiện trong đại của đất nước.

Lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát đặc nhiệm toàn quốc luôn đề cao cảnh giác, chủ động rà soát, triển khai đồng bộ cán biện pháp nghiệp vụ đảm bảo tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị lớn như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng long và nhiều hội nghị quốc tế quan trọng được tổ chức ở nước ta.

Với phương châm “Thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi, lấy niềm vui, hạnh phúc của nhân dân là niềm vui, lẽ sống của mình”, lực lượng cảnh sát cơ động và cảnh sát đặc nhiệm luôn gần gũi, gắn bó với nhân dân, thường xuyên giúp đỡ bà con trong thiên tai bão lụt, cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo và bà con vùng sâu, vùng xa thông qua các chuyến công tác dã ngoại.

Đặc biệt, trên mặt trận đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động, cảnh sát đặc nhiệm đã nêu cao tinh thần mưu trí, dũng cảm, kiên quyết tấn công tội phạm, nhiều đồng chí đã anh dũng hy sinh, để lại tấm gương sáng được Đảng, nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương thành tích vượt bậc của lực lượng Cảnh sát cơ động trong những năm qua và nhấn mạnh: Chủ trương của Bộ Chính trị về xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng yêu cầu bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động luôn phát huy truyền thống của đơn vị anh hùng đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

Đặc biệt có nhiều đồng chí đã anh dũng hy sinh hoặc bỏ lại một phần xương máu vì sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Điều đó khẳng định lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; khẳng định sức chiến đấu của lực lượng cảnh sát cơ động ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Chủ tịch nước cũng lưu ý, trong bối cảnh trong nước và thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, lực lượng Cảnh sát cơ động trên toàn quốc phải tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, triển khai cụ thể các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trât tự an toàn xã hội dược nêu trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Đặc biệt lực lượng Cảnh sát cơ động cần thường xuyên tăng cường, giáo dục nâng cao nhận thức và cảnh giác của cán bộ chiến sĩ về âm mưu “diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”. Chú trọng công tác “rèn cán, luyện quân”, nâng cao năng lực chỉ huy, sức chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ, đây là yêu cầu không thể thiếu đối với lực lượng vũ trang.
Chủ tịch nước nhấn mạnh trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm xây dựng lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng Cảnh sát cơ động nói riêng phải là lực lượng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định lực lượng Cảnh sát cơ động là một trong 3 lực lượng của công an phải được hiện đại hóa ngay.

Do đó, Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo Bộ Công an cần sớm phối hợp với các bộ, ngành đề xuất Chính phủ triển khai sớm đề án hiện đại hóa cho lực lượng Cảnh sát cơ động. Chủ tịch nước yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi bản thân lực lượng Cảnh sát cơ động phải thường xuyên rèn luyện bản lĩnh chính trị, giữ nghiêm kỷ luật, xây dựng, kiện toàn, nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ, chiến sĩ thực sự trở thành lực lượng đặc biệt quan trọng cùng toàn lực lượng công an nói chung hoàn thực hiện thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước giao phó, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước./.

Theo VOV
Continue reading →

Trung tướng Tô Lâm làm Ủy viên Hội đồng chỉ đạo Tạp chí CAND

0 nhận xét
Giáo sư, Tiến sỹ, Thượng tướng, Bộ trưởng Trần Đại Quang làm Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo Tạp chí Công an nhân dân do Bộ Công an thành lập vào ngày 2/3. Hội đồng chỉ đạo Tạp chí Công an nhân dân gồm 11 thành viên.

Tiến sỹ Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Giáo sư, Tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an; Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Bùi Quang Bền, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; cùng một số đồng chí lãnh đạo Bộ Công an và Tạp chí Công an nhân dân làm Ủy viên Hội đồng.


Ra mắt Hội đồng chỉ đạo Tạp chí Công an nhân dân.

Tại buổi lễ ra mắt Hội đồng , Thượng tướng Trần Đại Quang đề nghị các thành viên Hội đồng tập trung chỉ đạo Tạp chí Công an nhân dân hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và Luật Báo chí, bám sát định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của Đảng, của ngành Công an.

Tạp chí phải tiếp tục thường xuyên tổ chức các bài viết dự báo tình hình, âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch, các tội phạm chống phá đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế…
Qua 48 năm phát triển, Tạp chí Công an nhân dân là tạp chí đầu ngành về lĩnh vực bảo vệ an ninh trật tự, luôn cung cấp những thông tin chính trị, lý luận và nghiệp vụ chính thống của ngành công an, là tài liệu để các đơn vị công an nghiên cứu và vận dụng nghiệp vụ vào thực tiễn.

Hiện Tạp chí phát hành mỗi tháng 3 ấn phẩm định kỳ gồm Tạp chí Công an nhân dân, Tạp chí Công an nhân dân số chuyên đề và Tạp chí Công an nhân dân chủ đề an ninh và xã hội. Trong đó, Tạp chí Công an nhân dân chủ đề an ninh và xã hội có nhiều thông tin hấp dẫn về tình hình an ninh, trật tự được phát hành rộng rãi đến nhân dân.

Theo Chinhphu
Continue reading →

Thứ trưởng Tô Lâm tham dự buổi làm việc với Chủ tịch nước về tình hình an ninh xã hội

0 nhận xét
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu, Bộ Công an cần tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước đề ra những chủ trương, giải pháp phù hợp để bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa – tư tưởng, an ninh thông tin, an ninh xã hội. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Nâng cao công tác dự báo là một trong các nhiệm vụ lớn được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh quán triệt tại buổi làm việc với Bộ Công an chiều 21/2. Tham dự buổi làm việc với Chủ tịch nước có Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các Tổng cục, đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an và các đại biểu dự buổi làm việc.

Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả 3 chương trình quốc gia

Báo cáo với Chủ tịch nước về chương trình công tác của Bộ Công an năm 2012, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết, hiện Bộ đang tập trung đẩy mạnh thực hiện 5 công tác trọng tâm được quán triệt tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 67. Năm nhiệm vụ trọng tâm gồm: Nâng cao công tác nghiệp vụ cơ bản; tăng cường toàn diện Công an cấp huyện; đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, nhất là đội ngũ lãnh đạo chỉ huy Công an các cấp; chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, thái độ tác phong của cán bộ, chiến sĩ đối với nhân dân.

Năm 2012, phương châm hành động của lực lượng CAND là “kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”. Bộ Công an đã, đang tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, nghiên cứu, triển khai nhiệm vụ bảo vệ trật tự xã hội được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Chỉ thị 48 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”. Bộ Công an tham mưu cho Đảng, Nhà nước đề ra chủ trương, chính sách pháp luật về công tác giữ gìn an ninh – trật tự, triển khai các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao quan trọng, các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước…

Lực lượng CAND tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả 3 chương trình quốc gia về phòng, chống tội phạm, phòng chống ma tuý và phòng chống mua bán người. Triển khai lực lượng trấn áp các loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức, tội phạm công nghệ cao, các băng nhóm lưu manh, côn đồ, bảo kê xiết nợ thuê, điều tra làm rõ các vụ án gây bức xúc dư luận. Phòng ngừa, ngăn chặn các loại tệ nạn xã hội. Đấu tranh có hiệu quả tội phạm kinh tế, tham nhũng, đẩy mạnh thực hiện các đề án cải cách tư pháp trong CAND theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị. Thực hiện đề án tăng cường năng lực cơ quan điều tra Công an các cấp, kiện toàn cán bộ làm kỹ thuật hình sự, giám định pháp y…
Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng nêu rõ các nội dung về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự, trong đó có việc hoàn thiện về mặt pháp lý như soạn thảo dự án Luật CAND sửa đổi, dự án Luật bảo đảm trật tự an toàn xã hội, dự án Pháp lệnh Cảnh sát cơ động… Kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS, nhất là điều luật chống người thi hành công vụ do diễn biến phức tạp của loại tội phạm này, trong khi hình phạt theo quy định BLHS chưa đủ sức răn đe. Tăng cường các biện pháp quản lý xuất, nhập cảnh, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, triển khai thực hiện Pháp lệnh quản lý, sử dụng, vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, thực hiện đề án quy hoạch hệ thống phòng, chữa cháy toàn quốc, tăng cường tuần tra, kiểm soát, góp phần thực hiện có hiệu quả Năm an toàn giao thông 2012. Tiếp tục triển khai chương trình cải cách thủ tục hành chính trong CAND theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ…

Một số kiến nghị, đề xuất của Bộ Công an như: kiến nghị Chủ tịch nước chỉ đạo các cơ quan hữu quan tiến hành rà soát các bất cập của pháp luật về đất đai để Quốc hội chỉnh lý, sửa đổi kịp thời; chú trọng giải quyết an ninh trên các lĩnh vực trọng điểm, nhất là an ninh tài chính tiền tệ. Kiến nghị Chủ tịch nước chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm Chỉ thị 48 của Bộ Chính trị…
Thế giới diễn biến phức tạp, dự báo phải đổi mới


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã nghe các ý kiến của lãnh đạo Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát PCTP, Tổng cục XDLL CAND, Tổng cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, Vụ Pháp chế.

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, dưới sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng, sự nỗ lực, cố gắng của các lực lượng trong CAND, công tác bảo đảm an ninh, trật tự đạt được kết quả quan trọng: An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hoạt động của tội phạm từng bước được kiềm chế, trật tự an toàn giao thông có chuyển biến, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được tăng cường, củng cố, góp phần phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Chủ tịch nước khẳng định, năm 2012 có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, là năm tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011-2015. Bên cạnh thời cơ, thuận lợi thì khó khăn, thách thức cũng không nhỏ. Tình hình phức tạp trên thế giới và khu vực sẽ tác động nhiều mặt và tiềm ẩn các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh của đất nước, đặt ra nhiệm vụ nặng nề trong công tác công an.

Để bảo đảm giữ vững an ninh – trật tự trong tình hình mới, Chủ tịch nước yêu cầu: Bộ Công an cần tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Chỉ thị 48 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”.

Theo đó, Bộ Công an cần tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước đề ra những chủ trương, giải pháp phù hợp để bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa – tư tưởng, an ninh thông tin, an ninh xã hội. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống mua bán người. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, tăng cường công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, an ninh văn hóa, thông tin… Chủ tịch nước lưu ý, trong điều kiện thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, đòi hỏi Bộ Công an cần nâng cao chất lượng công tác dự báo, từ đó kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách phù hợp.
Cuối buổi làm việc, Chủ tịch nước chứng kiến lễ ký quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Văn phòng Chủ tịch nước trong việc phục vụ Chủ tịch nước về bảo đảm an ninh – trật tự và xây dựng lực lượng CAND.

Kiến nghị giữ nguyên mô hình pháp y trong CAND

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc của Chủ tịch nước, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết đang thực hiện 3 đề án, trong đó có đề án tổ chức lại CQĐT theo hướng thu gọn đầu mối. Hiện có 3 CQĐT, gồm CQĐT trong CAND, trong Viện KSND tối cao và CQĐT trong QĐND. Khi xây dựng đề án, có vấn đề đặt ra là không tổ chức CQĐT trong Viện KSND vì không đảm bảo khách quan, các vi phạm trong lĩnh vực tư pháp không nhiều đến mức phải đặt riêng CQĐT trong VKS, đồng thời cơ quan này không đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cần thiết.
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh cũng nêu quan điểm của Bộ Công an đề nghị giữ nguyên mô hình pháp y CAND như hiện hành vì đã hình thành từ lâu, đang phát huy hiệu quả và khi trình dự án luật ra Quốc hội, các đại biểu thể hiện sự thống nhất cao về việc giữ mô hình pháp y CAND

Đăng Trường
Continue reading →