Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Để trả lời cho câu hỏi Tướng Tô Lâm là ai ? Mời bạn đọc theo dõi tiểu sử ngắn về Thứ trưởng Bộ Công an Trung tướng Tô LâmĐọc thêm...

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Sáng 26-4, Bộ Tư lệnh cảnh vệ đã tổ chức lễ công bố thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312. Tới dự buổi lễ có Trung tướng Tô Lâm - Ủy viên Trung ương Đảng - Thứ trưởng Bộ Công anĐọc thêm..

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm dự buổi gặp mặt nhân kỷ niệm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu CAND

Phát biểu tại buổi gặp mặt các thế hệ cán bộ, chiến sỹ làm công tác tham mưu Công an nhân dân, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnhĐọc thêm...

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Sáng 6/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động-Cảnh sát đặc nhiệm. Đây là một trong đơn vị đặc biệt của lực lượng Công anĐọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trương Tấn Sang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trương Tấn Sang. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Bộ Tư lệnh Cảnh vệ

0 nhận xét

Chiều 18/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh vệ. Đón Chủ tịch nước có Trung tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Công an và Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an.

112 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Bộ Tư lệnh Cảnh vệ

Hình ảnh minh họa

Sau khi nghe Thiếu tướng Vũ Xuân Sinh – Tư lệnh Cảnh vệ báo cáo tình hình, kết quả công tác của đơn vị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã biểu dương những thành tích mà CBCS lực lượng Cảnh vệ đã đạt được trong thời gian qua.

Đặc biệt đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước như: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIII và kỳ họp thứ nhất, thứ hai Quốc hội Khóa XIII; bảo vệ tuyệt đối an toàn các chuyến công tác trong nước và nước ngoài của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như bảo vệ tuyệt đối an toàn các đoàn khách quốc tế sang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Phát huy thành tích đã đạt được, lực lượng Cảnh vệ cần tiếp tục đoàn kết, không ngừng nỗ lực, cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Thay mặt lãnh đạo Bộ Tư lệnh cảnh vệ, Thiếu tướng Vũ Xuân Sinh  đã cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đối với lực lượng Cảnh vệ. Đồng chí Tư lệnh hứa sẽ cố gắng động viên CBCS khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ vinh quang mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Hải Đường (Theo cand)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng quà cho các hộ nghèo

0 nhận xét

Sáng 6/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến tham dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc và tặng quà cho 5 hộ nghèo ở khu phố 1 (phường Cầu Kho, quận 1, TP HCM).

Phát biểu tại ngày hội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam. Chính nhờ truyền thống ấy, dân tộc Việt Nam không những giữ vững được độc lập, tự do mà còn phát triển đất nước.

Chu tich nuoc 11 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng quà cho các hộ nghèo

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.

Để đưa đất nước phát triển với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp, Chủ tịch nước nhấn mạnh, cả dân tộc có rất nhiều việc phải làm, trong đó quan trọng nhất là phải tiếp tục tăng cường và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc. “Phải bắt đầu từ đại đoàn kết ở cơ sở. Khu phố mạnh thì phường, quận, thành phố mới mạnh và cả nước cũng sẽ mạnh”, Chủ tịch nước nói.

Đối với khu phố 1 (phường Cầu Kho, TP HCM), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao những hoạt động mà khu phố đã thực hiện với nhiều kết quả về xóa đói giảm nghèo, người dân giúp nhau làm kinh tế, giúp những người lầm lạc trở về với cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn và các hoạt động vì môi trường xanh sạch đẹp…

Cũng nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tặng 5 phần quà cho các hộ nghèo của khu phố 1.

Tá Lâm

(Theo Vnexpress)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Ưu tiên cải cách tiền lương và chống tham nhũng”

0 nhận xét

Trước bức xúc của cử tri về lạm phát ngày càng tăng cao và tiền lương của cán bộ công nhân viên quá thấp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, trong kỳ họp Quốc hội sắp tới sẽ ưu tiên chống lạm phát và cải cách tiền lương.

Ngày 18/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu Quốc hội khóa 13 đã có buổi tiếp xúc tại quận 3 và 4 (TP HCM) để báo cáo với cử tri nội dung sẽ đưa ra bàn bạc tại kỳ họp Quốc hội sắp tới và lấy ý kiến của người dân về vấn đề này.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi với cử tri quận 4.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi với cử tri quận 4.

Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri bày tỏ mức lương của cán bộ, công nhân viên chức quá thấp, không công bằng và chưa hợp lý. Ông Ngô Quốc Trị đề nghị trong kỳ họp tới, Quốc hội phải cải cách tiền lương theo hướng tăng hợp lý. Cử tri này lấy ví dụ, một ông chủ tịch phường có thâm niên làm việc 20-25 năm, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao mà mức lương còn thấp hơn một công nhân điện. “Như thế là chưa hợp lý và nếu cứ để tình trạng này diễn ra thì làm sao thu hút và sử dụng được nhân tài?”, cử tri Trị băn khoăn.

Vấn đề chống tham nhũng cũng được cử tri hai quận quan tâm. Ông Lê Văn Tài cho rằng, việc chống tham nhũng hiện nay không hiệu quả và cần có những thay đổi. “Sở hữu cá nhân và sở hữu nhà nước là hoàn toàn khác nhau. Người ta sẵn sàng lấy của nhà nước thành sở hữu cá nhân. Đó là miếng đất màu mỡ cho tham nhũng. Do vậy biện pháp tốt nhất, hiệu quả nhất là phải hạn chế tối đa sở hữu nhà nước và theo phương châm là cái gì dân làm được thì nhà nước không làm. Nhà nước làm cái gì mà dân không làm được để phục vụ quốc kế dân sinh”, ông Tài nói.

Ghi nhận những ‎ý kiến đóng góp của người dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định vấn đề chống lạm phát, cải cách tiền lương sẽ là ưu tiên hàng đầu của Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.

Chủ tịch nước cho rằng, mặc dù hiện nay lạm phát còn cao nhưng xu hướng đang giảm dần và cố gắng đến năm sau giảm xuống còn một con số. “Cuối năm nay nếu điều hành tốt thì lạm phát cũng còn ở mức 17 đến 18%, chắc chắn không thể nào thấp hơn con số này. Kỳ này sắp tới, Quốc hội sẽ thông qua kế hoạch 5 năm, trong đó cố gắng phấn đấu đến năm 2015 lạm phát sẽ giảm xuống còn 5 đến 7%”, Chủ tịch nước khẳng định.

Về chống tham nhũng, Chủ tịch Trương Tấn Sang cho biết, mọi công việc đang triển khai và mong bà con bình tĩnh. “Những vụ án lớn như Vinashin cũng sẽ được xử lý nghiêm theo pháp luật và đảm bảo vụ án lớn này không bị chìm xuồng”, Chủ tịch nước nói.

Một cử tri kiến nghị với Chủ tịch nước.

Một cử tri kiến nghị với Chủ tịch nước.

Ngoài bức xúc trước tham nhũng, lạm phát và mức lương chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống… nhiều bậc phụ huynh còn tỏ thái độ lo lắng trước việc học sinh tiểu học phải mang chiếc cặp nặng trĩu trên vai với hàng chục quyển sách vở. Ông Nguyễn Tấn Phát lấy dẫn chứng từ việc con trai ông đang học lớp 3, khi đi học thường mang theo khoảng 10 quyển sách vở, chưa kể bảng, hộp bút, bút màu, nước uống… “Bình thường hôm nào trong cặp của cháu cũng lên đến 5-6 kg không kể nước uống, sữa… Có hôm tôi thấy cặp cháu phồng to nên đem ra cân thì được hơn 10 kg. Choáng váng không thể tưởng được”, ông nói.

Cử tri này đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội nên giám sát thực tế tại các trường tiểu học ở TP HCM và kiến nghị với Chính phủ có những giải pháp giảm tải chương trình học quá nhiều cho học sinh tiểu học.

Trả lời bức xúc của cử tri, Chủ tịch nước cho biết sẽ cùng với tổ đại biểu Quốc hội chọn một địa điểm cụ thể để giám sát. “Đi xuống dân mà không có vấn đề gì thì cuối cùng cũng chỉ thăm hỏi sức khỏe rồi về. Dân khen là sâu sát nhưng không giải quyết được gì cả. Nhưng tôi với các đại biểu Quốc hội phải chọn những vấn đề sát sườn lấy từ những kiến nghị của cử tri để giám sát”, ông Trương Tấn Sang nói.

Chủ tịch nước gợi ý sẽ chọn phản ánh của phụ huynh về việc học sinh đeo trên người hơn 10 kg sách vở để “thị sát”. “Có khi tôi mời thêm anh em trong Bộ Giáo dục cùng đi để xem vì sao nói mãi mà không được hay phải đem theo từng đó cân sách trên lưng mới có trí tuệ?”, Chủ tịch nói.

Tá Lâm

(Theo VNexpress)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chính quyền nỗ lực hơn giúp bà con thoát nghèo

0 nhận xét

Ngày 16-10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và kiểm tra công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội tại xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đây là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Sơn với hơn 5.700 nhân khẩu, gồm 3 dân tộc: Mường, Kinh, Dao sinh sống. Hiện xã còn 4/14 khu chưa có điện, tình trạng tái nghèo tại các cụm thôn bản vùng sâu vẫn còn phổ biến.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và kiểm tra công tác xóa đói giảm nghèo

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và kiểm tra công tác xóa đói giảm nghèo

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm hỏi bà con về tình hình sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, vai trò của các đoàn thể phụ nữ, cựu chiến binh, nông dân trong giúp nhau phát triển kinh tế. Chủ tịch nước biểu dương Đảng bộ, chính quyền xã đã thống nhất cao trong nhận thức về cuộc vận động “Vì người nghèo”, từ đó lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ nghèo từ 50% giai đoạn 2000 – 2005 xuống còn 20% hiện nay. Những nỗ lực đó đã làm chuyển biến đời sống kinh tế – xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với Đảng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân ở nơi bà con dân tộc chung sống.

Chủ tịch nước căn dặn, Xuân Đài là xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Sơn, Đảng bộ, chính quyền xã cần quan tâm sâu sát để có hình thức trợ giúp bà con hiệu quả. Những tấm gương điển hình cùng những kinh nghiệm hay cần được phổ biến, tuyên truyền vận động để nhân rộng; những hộ nghèo thiếu vốn làm ăn cần được tiếp cận nguồn kinh phí; những hộ chưa có kinh nghiệm sản xuất cần được hướng dẫn, cung cấp thông tin. Ngoài ra, liên kết giữa nhà nông với nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trong việc chung tay hưởng ứng cuộc vận động “Vì người nghèo” cần được thúc đẩy chặt chẽ hơn. Chủ tịch nước lưu ý, trong 10 năm tới, tốc độ công nghiệp hóa, mức sống và hạ tầng ở các đô thị sẽ tăng nhanh, cần có những giải pháp hiệu quả trợ giúp người dân vùng nông thôn, góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo…

Dịp này, Chủ tịch nước đã đến thăm Bà mẹ Việt Nam anh hùng Hà Thị Gấm và một số gia đình thuộc đối tượng chính sách, làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.

PV

TTXVN


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Ông Trương Tấn Sang: Phát huy tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới

0 nhận xét

Phát biểu tại Tọa đàm về xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cho rằng, cần phải dồn nhiều sức, phát huy tối đa các nguồn lực để xây dựng thành công nông thôn mới.

truong tan sang
Toàn Cảnh Cuộc Họp

Ngày 26/6 tại Quảng Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và  Du lịch phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức tọa đàm về xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động Liên hoan văn nghệ và thi đấu thể thao quần chúng 11 xã điểm.

Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới dự Tọa đàm.

Về tình hình thực hiện tiêu chí văn hóa nông thôn mới tại 11 xã  điểm, tính đến tháng 5/2011, 81/130 thôn được công nhận thôn văn hóa, đạt tỷ lệ 62%. 8/11 xã được phê duyệt dự án và đang thi công xây dựng nhà văn hóa xã, 3 xã đã hoàn thành việc xây dựng nhà văn hóa.

Các đại biểu đại diện cho các xã điểm đều cùng thống nhất quan điểm, cùng với việc thực hiện các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới tập trung vào 4 nội dung: nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa thôn, làng, ấp, bản văn hóa; hoàn thiện trung tâm văn hóa – thể thao xã, nhà văn hóa – khu thể thao thôn; phát triển hoạt động văn hóa góp phần xây dựng nông thôn mới; và nâng cao nhận thức về pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật ở nông thôn.

Nhấn mạnh vai trò bảo tồn và phát huy văn hóa ở nông thôn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hồ Xuân Hùng cho rằng, trong xây dựng nông thôn mới, cần đặt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những tiêu chí ưu tiên hàng đầu.

truong tan sang
Trương Tấn Sang

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh, mục đích xây dựng nông thôn mới hết sức toàn diện với nhiều nội dung, các xã thí điểm đã nỗ lực phát huy sức mạnh tổng hợp, cơ bản đạt được nhiều tiêu chí đặt ra. Đời sống văn hóa ở 11 xã điểm có sự chuyển động khá lớn so với hơn 2 năm trước khi thực hiện

Tuy nhiên, đồng chí lưu ý với các địa phương, để nhân rộng mô hình thí điểm ra toàn tỉnh và toàn quốc thì đòi hỏi phải dồn sức, phát huy tối đa tất cả các nguồn lực, cần có sự đồng thuận cao giữa chính quyền và nhân dân. Bởi qui mô càng mở rộng thì các địa phương sẽ càng gặp khó khăn khi tính chất và nội dung chương trình sẽ phức tạp hơn rất nhiều.

Đồng chí cho biết, sau khi kết thúc thực hiện thí điểm 11 xã nông thôn mới, Trung ương sẽ rà soát lại 19 tiêu chí cho phù hợp với thực tiễn với sự phát triển của đất nước và của từng địa phương.

Từ đây đến cuối năm là giai đoạn nước rút để các xã thí điểm hoàn thiện những tiêu chí đạt được và kiến nghị  những vấn đề xoay quanh Chương trình để nhân rộng trên toàn quốc, để nông thôn có một diện mạo mới, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Theo PV.


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Ông Trương Tấn Sang: Ngành Kiểm sát cần tích cực cải cách tư pháp

0 nhận xét

Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, ngành Kiểm sát cần nỗ lực tham gia vào quá trình cải cách tư pháp, đảm bảo tính khách quan, tuân thủ pháp luật trong hoạt động tố tụng, điều tra, xét xử, tránh bỏ lọt tội phạm, tránh oan sai.

truong tan sang

Đồng chí Trương Tấn Sang phát biểu tại Hội nghị

Ngày 22/6 tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tổ chức hội nghị toàn ngành năm 2011. Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã tới dự.

Bên cạnh việc biểu dương những thành tích đạt được thời gian qua, đồng chí Trương Tấn Sang đề nghị ngành Kiểm sát phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương thức hoạt động, tổ chức cán bộ, hoàn thiện thể chế pháp luật, đạo đức nghề nghiệp.

Ngành cần tiếp tục triển khai tập trung các đợt sinh hoạt chính trị, quán triệt các văn kiện của Đại hội Đảng khóa XI.

Ngành cần nỗ lực tham gia vào quá trình cải cách tư pháp, đảm bảo tính khách quan, tuân thủ pháp luật trong hoạt động tố tụng, điều tra, xét xử, tránh bỏ lọt tội phạm, tránh oan sai.

Theo đồng chí Trương Tấn Sang, quá trình đổi mới, cải cách tư pháp cần tránh sự nóng vội, ảnh hưởng đến hoạt động của ngành cũng như ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Ngành Kiểm sát cần rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, thực hiện lời dạy của Bác Hồ về 5 đức tính của cán bộ Kiểm sát là công minh, chính trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn. Đây là một vấn đề quan trọng và cấp thiết để chủ động xây dựng một nền tư pháp đổi mới, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Lãnh đạo ngành cũng cần tạo điều kiện để cán bộ, kiểm sát viên được tham gia Hiệp hội công tố thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.

Nguyễn Đức


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

ông Trương Tấn Sang dự Lễ tôn vinh tác giả, tác phẩm xuất sắc Giải báo chí năm 2010

0 nhận xét

Đúng ngày kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, tối 21/6, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã tổ chức trọng thể Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ V cho 128 tác phẩm đoạt giải ở 8 thể loại giải.

Một trong 2 tác phẩm đoạt giải A là của tác giả Nguyễn Đăng Lâm – Phóng viên TTXVN tại Quảng Ngãi với chủ đề “Lý Sơn – Bảo tàng sống động về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa.” Đây là tác phẩm viết về đề tài biển đảo và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

truong tan sang

Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao hai giải A cho tác giả Nguyễn Đăng Lâm - TTXVN (ngoài cùng bên trái) và nhóm tác giả Báo Lao Động

Bằng những tư liệu phong phú, được cung cấp từ những nhà nghiên cứu lịch sử, từ những người dân ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi – những con người bình thường nhưng giàu lòng yêu nước, coi trọng chủ quyền biển đảo quê hương; rất có ý thức về việc giữ gìn báu vật của cha ông từ bao đời để lại. Từ hàng trăm năm qua, các tộc họ trên đảo luôn gìn giữ, bảo vệ và lưu truyền từ đời này sang đời khác những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, được coi là Bảo tàng sống về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngoài giải A về thể loại Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép của Nguyễn Đăng Lâm, Liên chi hội nhà báo TTXVN còn có 3 giải C cho các tác giả và nhóm tác giả đoạt Giải xã luận, bình luận, chuyên luận; Giải Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí. TTXVN cũng đoạt 1 giải B, 1 giải C và 3 giải khuyến khích ở thể loại Giải Ảnh báo chí.

Giải Báo chí Quốc gia năm 2010 có số lượng tác phẩm dự giải cao nhất từ trước đến nay, 1.321 tác phẩm tham dự 8 loại giải (tăng 30% so với năm 2009). So với 4 mùa giải trước, đây cũng là năm có số lượng đơn vị báo chí tham dự Giải nhiều nhất (125 đơn vị); số lượng tác phẩm ảnh báo chí cao nhất, có 27 cá nhân gửi tác phẩm dự thi không qua tuyển chọn của cơ sở (theo cơ chế mới) và số tác phẩm của cộng tác viên dự thi nhiều nhất (244 tác phẩm).

Theo đánh giá của Hội đồng Giải báo chí Quốc gia: mặt bằng chất lượng các tác phẩm dự Giải năm 2010 đồng đều hơn các năm trước. Tác phẩm có chất lượng cao vẫn tập trung ở khối báo chí Trung ương và các thành phố lớn. Đồng thời, xuất hiện nhiều đơn vị địa phương dự Giải với nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, có tính phát hiện, có hiệu quả xã hội như các Đài Phát thanh Hà Tĩnh, Ninh Bình, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Vính Long; Đài Truyền hình Nghệ An, Bến Tre, Lâm Đồng, Hà Nội; các tác phẩm báo in của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Ở một số loại giải, chất lượng tác phẩm vượt các năm trước.

Giải Tin, bài phản ánh, bút ký (báo in) có nội dung phong phú, nhiều bài nhiều kỳ. Giải Xã luận, bình luận, chuyên luận (báo in) có nội dung sát thực tiễn, bớt lý luận hàn lâm, nhiều bài đạt chất lượng cao. Giải Phóng sự, phóng sự điều tra (báo in, truyền hình) đều tăng cả về số lượng và chất lượng… Một số loại giải chất lượng ở mức trung bình khá, chưa vượt các kỳ Giải trước. Tác phẩm báo điện tử tham dự nhiều nhưng chưa rõ về thể loại và chất lượng chuyên môn chưa cao…

Phát biểu tại Lễ tôn vinh những tác giả, tác phẩm xuất sắc Giải báo chí Quốc gia năm 2010, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, nhấn mạnh báo chí cách mạng Việt Nam luôn kịp thời trong việc phát hiện, biểu dương những tấm gương điển hình tiên tiến trong chiến đấu, lao động sản xuất, trong học tập…; phê phán những sai trái, những việc làm không có lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; đấu tranh không khoan nhượng với những luận điệu xuyên tạc của kẻ địch; tuyên truyền đối ngoại để bạn bè thế giới hiểu về đất nước và con người Việt Nam… Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới yêu cầu đội ngũ những người làm báo Việt Nam càng phải tích cực học tập nghiệp vụ, trau dồi đạo đức cách mạng, gần gũi với nhân dân để có ngày càng nhiều những tác phẩm báo chí xuất sắc, đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Bác Hồ kính yêu.

Trong diễn văn khai mạc, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí Quốc gia nêu rõ những tác phẩm đoạt giải, đặc biệt là các tác phẩm đoạt giải A thực sự là những tác phẩm chất lượng cao cả về nội dung và phương pháp thể hiện. Những tác giả, tác phẩm đoạt Giải báo chí Quốc gia năm 2010 thực sự là những tấm gương tiêu biểu cho đội ngũ những người làm báo Việt Nam đang ngày đêm đem hết sức lực, trí tuệ phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của đất nước; góp phần xây dựng nước Việt Nam “dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”

Vòng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia 2010 có 161 tác phẩm tham dự ở 8 loại giải. Đây là những tác phẩm xuất sắc, có tính phát hiện, phản ánh đúng tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng của đất nước; có định hướng dư luận xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; có chất lượng tốt về nội dung và hình thức thể hiện./.

Theo PV.


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Đồng chí Trương Tấn Sang: Nam Định cần tập trung phát triển kết cấu hạ tầng

0 nhận xét

Ngày 14-6, phát biểu tại buổi làm việc với các lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Nam Định trong triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Nam Định đã đạt được trong thời gian vừa qua. Đồng chí cũng chỉ ra những tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới như: Kết cấu hạ tầng yếu kém làm ảnh hưởng đến việc khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh; quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp so với các địa phương khác trong vùng; đô thị tuy phát triển khá nhanh nhưng tính hiện đại chưa rõ…

truong tan sang

Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư

Xuất phát từ thực tế trên, đồng chí Trương Tấn Sang cho rằng: Trong thời gian tới cấp ủy đảng, chính quyền các cấp ở Nam Định cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, trong đó phát triển hệ thống giao thông để khai thác tốt những tiềm năng của địa phương; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển mạnh công nghiệp theo hướng chuyển dịch từ sản xuất gia công sang sản xuất chuyên sâu, để nâng cao giá trị gia tăng của nền kinh tế. Đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Nam Định cũng như các tỉnh khác nằm ở vùng Nam Đồng bằng sông Hồng cần suy nghĩ, nghiên cứu về tính liên kết vùng trên cơ sở phân công hợp lý, dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương.

Theo báo cáo của Tỉnh ủy Nam Định với việc triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị tạo ra động lực mới cho sự phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, quốc phòng – an ninh của tỉnh. 5 năm qua, kinh tế của tỉnh có bước phát triển mới về quy mô, hiệu quả. So với năm 2005, tổng GDP tăng hơn 1,63 lần; giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 2,5 lần; thu ngân sách từ kinh tế địa phương tăng hơn 2,2 lần. Sản xuất nông nghiệp ổn định, góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho toàn vùng. Sản xuất công nghiệp liên tục phát triển với tốc độ cao; số lượng doanh nghiệp tăng 3,5 lần. Đến nay, tỉnh đã quy hoạch 12 khu công nghiệp, trong đó có 4 khu công nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng và thu hút 155 dự án với tổng mức đầu tư đăng ký 11.230 tỷ đồng và 150 triệu USD. Ngoài ra, tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng 20 cụm công nghiệp, thu hút 374 dự án với số vốn thực hiện đạt 1.293 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh đang tích cực hoàn thiện Đề án thành lập Khu kinh tế biển Ninh Cơ, trình các bộ, ngành thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt….

(TTXVN)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Ông Trương Tấn Sang: Việt Nam sẵn sàng tham gia tái thiết Nhật Bản

0 nhận xét

Ngày 1/6, ông Trương Tấn Sang – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng khẳng định “Việt Nam sẵn sàng tham gia vào quá trình tái thiết Nhật Bản,” sẵn sàng “cung cấp nhân lực, vật liệu xây dựng và hàng hóa cần thiết phục vụ công tác tái thiết.”

Ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh như vậy trong cuộc gặp với các lãnh đạo lưỡng viện trong Quốc hội, Nhật Bản hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và gặp nguyên Thủ tướng Shinzo Abe cùng nhiều nghị sỹ khác.Tại các cuộc gặp, ông Trương Tấn Sang cũng bày tỏ tình đoàn kết, sự chia sẻ và cảm thông về những tổn thất do thảm họa động đất-sóng thần gây ra đối với Chính phủ và nhân dân Nhật Bản, đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ làm hết sức mình để hỗ trợ Nhật Bản vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Ông Trương Tấn Sang hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Takahiro Yokomichi. (Ảnh: Hồng Hà)

Về sự phát triển quan hệ hai nước trong 40 năm qua, ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh Đảng và Nhà nước Việt Nam đánh giá cao quan hệ với Nhật Bản và chủ trương thúc đẩy phát triển toàn diện quan hệ “đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” giữa hai nước. Việt Nam tiếp tục thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn đã thỏa thuận trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10/2010 của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và xem xét hợp tác trong các dự án mới.

Ông Trương Tấn Sang cũng bày tỏ cảm ơn Nhật Bản đã ưu tiên và liên tục dành mức viện trợ phát triển chính thức (ODA) cao cho Việt Nam, vì điều này không chỉ thể hiện thiện chí hợp tác của Nhật Bản đối với Việt Nam mà còn là cam kết chính trị của Nhật Bản cho sự nghiệp phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Ông Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam luôn quan tâm phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA và đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục quan tâm, ủng hộ việc duy trì nguồn vốn này ở mức cao cho Việt Nam. Ngoài ra, ông Trương Tấn Sang cũng đề nghị tăng cường hợp tác giữa hai nước trong ứng phó với tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, đồng thời đề nghị lấy năm 2013 – năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước – làm “Năm Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản.”

Về phần mình, lãnh đạo hai viện Quốc hội Nhật Bản gửi lời cảm ơn đến Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì sự giúp đỡ quý giá và chân tình đối với Nhật Bản trong thảm họa động đất-sóng thần hôm 11/3. Phía Nhật Bản đã giải thích về tình hình sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 và cam kết sẽ công khai tất cả thông tin liên quan đến sự cố.

Về quan hệ hai nước, Chủ tịch Hạ viện Takahiro Yokomichi bày tỏ vui mừng vì sự phát triển trong quan hệ Nhật Bản-Việt Nam, đặc biệt kể từ sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Kan tháng 10/2010.

Ông Yokomichi cho biết sẽ nỗ lực củng cố hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Trong khi đó, Chủ tịch Thượng viện Takeo Nishioka đề nghị quốc hội hai nước tăng cường hợp tác để thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương.

Cùng chung quan điểm với lãnh đạo hai viện Quốc hội, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeaki Matsumoto cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Ông chúc mừng thành công của Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam và cảm ơn sự giúp đỡ của Chính phủ, nhân dân Việt Nam đối với Nhật Bản sau thảm họa ngày 11/3.  Trong khi đó, thay mặt Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Chủ tịch JBIC Hiroshi Watanabe bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.

Trước đó, ông Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tới thăm hỏi, động viên cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và đại diện của cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước này. Ông khẳng định quan hệ Việt-Nhật đang ở giai đoạn tốt đẹp hơn bao giờ hết và bây giờ là lúc hiện thực hóa, sâu sắc hóa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước./.

Vietnam+

 


(Theo www.tolam.net)
Continue reading →

Danh mục