Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Để trả lời cho câu hỏi Tướng Tô Lâm là ai ? Mời bạn đọc theo dõi tiểu sử ngắn về Thứ trưởng Bộ Công an Trung tướng Tô LâmĐọc thêm...

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Sáng 26-4, Bộ Tư lệnh cảnh vệ đã tổ chức lễ công bố thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312. Tới dự buổi lễ có Trung tướng Tô Lâm - Ủy viên Trung ương Đảng - Thứ trưởng Bộ Công anĐọc thêm..

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm dự buổi gặp mặt nhân kỷ niệm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu CAND

Phát biểu tại buổi gặp mặt các thế hệ cán bộ, chiến sỹ làm công tác tham mưu Công an nhân dân, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnhĐọc thêm...

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Sáng 6/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động-Cảnh sát đặc nhiệm. Đây là một trong đơn vị đặc biệt của lực lượng Công anĐọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Chương trình phát triển vũ khí mạng tuyệt mật của Anh

0 nhận xét

Nước Anh đang bí mật phát triển một chương trình vũ khí mạng giúp các bộ trưởng nước này có khả năng tấn công chống lại mối đe dọa an ninh quốc gia từ không gian ảo. Theo tiết lộ của giới quan chức chính phủ, nước Anh cần có một số lựa chọn tấn công mới mà không chỉ lo củng cố phòng thủ cho các cơ quan chính quyền nhạy cảm nhất thường xuyên là nạn nhân của bọn tin tặc.

Graeme Lamb

Tướng Graeme Lamb

Tướng Nick Harvey cho biết: “Hành động trong không gian ảo là một phần trong chiến trường tương lai”, và dù tuyên bố vũ khí mạng sẽ không thay thế được vũ khí truyền thống, song ông cũng thừa nhận nó là “phần không thể thiếu trong kho vũ khí quốc gia”. Đây là thừa nhận đầu tiên của Anh về sự tồn tại của chương trình vũ khí mạng.

Về việc vũ khí này được sử dụng khi nào và sẽ trừng phạt ai, Nick Harvey chỉ tiết lộ: “Chúng tôi cần được trang bị đầy đủ mọi khả năng và đó là những gì mà chúng tôi đang cố gắng phát triển. Hoàn cảnh và cách thức mà vũ khí mạng được sử dụng cũng không khác bất kỳ thứ vũ khí nào khác”.

Mặc dù đặc điểm của loại vũ khí mạng được phát triển này còn trong vòng tuyệt mật, nhưng người ta tin rằng Anh và Trung tâm Các chiến dịch an ninh mạng ở Trung tâm Kiểm soát viễn thông (GCHQ) phụ trách nhiệm vụ. Mới đây, Bộ Quốc phòng Anh đã chỉ định tướng Jonathan Shaw lãnh đạo một đơn vị tiến hành chiến dịch mạng phòng thủ. Mặc dù tướng Shaw không có kiến thức đủ về IT (công nghệ thông tin) nhưng kinh nghiệm của một người chỉ huy trung đoàn lính dù cũng rất có ích.

Jonathan Shaw gọi không gian ảo là “xung đột không biên giới”. Mức độ nguy hiểm mà virus máy tính gây ra là vô cùng trầm trọng như trường hợp đã xảy ra vào năm ngoái với virus Stuxnet, đã đánh sập chương trình làm giàu uranium của Iran. Chính quyền Iran buộc tội người Israel và Mỹ là thủ phạm thiết kế và triển khai Stuxnet khiến cho một số thiết bị ly tâm rơi vào tình trạng mất kiểm soát. Giới chuyên gia mô tả virus Stuxnet là quá phức tạp và tiên tiến về mặt kỹ thuật đến mức chưa từng thấy trong quá khứ.

Mặc dù quan chức Chính phủ Anh phủ nhận bất cứ sự liên quan nào đến việc triển khai virus Stuxnet, nhưng sự khám phá ra nó cũng làm tăng thêm mối lo ngại về khả năng phòng thủ mạng của nước này. Chiến lược an ninh quốc gia Anh trong năm 2010 đã có một phần ưu tiên quan trọng cho an ninh mạng và dành thêm 650 triệu bảng Anh cho Chương trình An ninh và phòng thủ chiến lược (SDSR).

Theo Nick Harvey, các mạng kỹ thuật số hiện nay là “trái tim của mọi hệ thống giao thông, năng lượng và truyền thông”: “Hậu quả của cuộc tấn công được lên kế hoạch cẩn thận và triển khai tốt nhằm vào hạ tầng cơ sở kỹ thuật số của chúng ta là thảm họa thật sự… Vũ khí hạt nhân hay sinh học đòi hỏi kỹ thuật cao. Nhưng với không gian ảo thì bất cứ ai, từ quốc gia đến một sinh viên bình thường, cũng có thể bấm phím để thực hiện cuộc tấn công”. Mặc dù không cho biết cụ thể mối đe dọa trong tương lai sẽ đến từ đâu, song Harvey cũng cảnh báo rằng Trung Quốc hiện đang nỗ lực phát triển “các công nghệ và quân sự hiện đại”.

Trong một hội nghị về an ninh ở Munich tháng 2 năm nay, Ngoại trưởng William Hague cho biết, Bộ Ngoại giao Anh đã chống lại một cuộc tấn công mạng vào tháng trước đó từ “một cơ quan tình báo của quốc gia thù địch”. Tuy nhiên, một số nguồn lúc đó tin rằng cuộc tấn công xuất phát từ cộng đồng tình báo Trung Quốc.

trung tam kiem soat vien thong anh

Trung tâm kiểm soát viễn thông Anh

Trong diễn văn ở Munich, Ngoại trưởng William Hague kêu gọi cần có một hiệp ước với “những quy định chấp nhận được” về cách hành xử của các quốc gia trong lĩnh vực không gian ảo. Mới đây, tướng Graeme Lamb, cựu Giám đốc Các lực lượng đặc biệt Anh, khẳng định, SDSR vẫn chưa có đủ hành động cần thiết đối với những điểm yếu tiềm tàng của nước Anh và cần có sự triệt để hơn.

Theo truyền thống, Bộ Ngoại giao Anh đã giữ vai trò lãnh đạo về an ninh mạng cùng với Neil Thompson, một trong những chuyên gia tình báo hàng đầu nước này và hiện quản lý Cơ quan An ninh mạng và Bảo hiểm thông tin. Hàng ngày, Neil Thompson đều tiếp xúc với Howard Schmidt, chuyên gia an ninh mạng của Mỹ được Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ định sau khi ông tuyên bố không gian ảo là ưu tiên chiến lược của Nhà Trắng.

Khó khăn cho GCHQ cũng như một số cơ quan quan tâm đến an ninh mạng là phạm vi của nó rất rộng, bao gồm từ tội phạm lừa đảo cho đến khủng bố. Iain Lobban, Giám đốc GCHQ, cho biết, hơn 20.000 e-mail hiểm độc được tìm thấy trong các mạng của chính quyền Anh mỗi tháng, và 1.000 trong số chúng nhằm vào mục tiêu đặc biệt.

500 chuyên gia làm việc trong tổng hành dinh của GCHQ thường xuyên cố vấn cho Chính phủ Anh về những đe dọa và biện pháp đối với tấn công mạng.

Các chuyên gia ở GCHQ, Bộ Quốc phòng Anh cũng như số chuyên gia phân tích độc lập đều đồng ý rằng virus Stuxnet cực kỳ phức tạp, có lẽ được một nhóm người nào đó phải mất nhiều năm để phát triển và virus đã mở mắt cho mỗi chính quyền về khả năng phá hoại của nó ghê gớm đến chừng nào. Bởi vì Stuxnet được thiết kế với mục đích rõ ràng là phá vỡ hệ thống kiểm soát 9.000 thiết bị ly tâm của Iran được sử dụng để làm giàu uranium.

Ilias Chantzos, Giám đốc Symantec, một trong những công ty an ninh mạng hàng đầu thế giới, tin rằng Stuxnet buộc mọi chính quyền trên thế giới phải đánh giá lại “cách mà họ hiểu về những mối đe dọa đối với cơ sở hạ tầng nhạy cảm và an ninh quốc gia”.

PV.


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Phóng sự Con Đường Nam Quốc Sơn Hà Kỳ 1

0 nhận xét

Kỳ 1: Từ cột mốc đến con đường chiến lược

Đường tuần tra biên giới ra đời không chỉ từ khát vọng ngàn đời của cha ông về một biên cương bình yên, no ấm mà còn từ cả những câu hỏi thực tiễn nóng bỏng. Những câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn đọc hình dung được sự ra đời của con đường này…

Từ sự cố cái cột mốc…

Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người từng dành nhiều tâm huyết cho việc xây dựng con đường từ những ngày đầu. Qua điện thoại, khi tôi đặt vấn đề, nghe nói đến con đường, giọng ông sôi nổi: Đó là con đường chiến lược quốc gia! Một buổi sáng Hà Nội mưa tầm tã, trong căn phòng nhỏ ở Trạm khách 66, ông đã kể về sự ra đời của con đường…

“Cuối thập niên 80, tôi đang làm Tư lệnh Quân khu 3. Nhiều lần tới vùng biên giới Bình Liêu, Móng Cái (Quảng Ninh), tôi rất băn khoăn khi nhận thấy, còn nhiều nơi sâu vào nội địa 5-7km không có dân ở. Trong khi đó, bên kia biên giới, dân cư ở rất sầm uất và họ còn thả cả trâu bò sang đất ta. Mặc dù đã có Bộ đội Biên phòng làm nhiệm vụ, nhưng đi 5-7 km sát đường biên không hề thấy bóng dáng một người dân. Tự nhiên trong tôi xuất hiện cảm giác chống chếnh, bất ổn. Đó là chưa kể gần các cột mốc, đường biên chỉ có trục đường ra theo trục ngang. Từ đó, định hình ý tưởng phải đưa dân ra sát biên giới, rồi từ ý tưởng trở thành quyết tâm lớn của tôi. Mà muốn đưa dân ra được thì phải có đường đi.

Nhưng đó là mình nghĩ vậy, còn tâm tư nguyện vọng của dân thì sao? Tôi nhiều lần đi nắm tình hình, gặp người dân dò hỏi. Bà con nói rằng, rất muốn ra biên giới, sinh sống gần đường biên nhưng còn “ngại”, phần vì mìn còn chưa gỡ hết, phần vì…

bo doi

Đoạn đường tuần tra biên giới ở Bù Gia Mập (Bình Phước) năm 2008...

Thế rồi, lại thêm một “sự cố” xảy ra. Đầu năm 1988, tại một cuộc họp Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Biên phòng báo cáo bị mất một cột mốc ở Quảng Ninh. Bộ đội Biên phòng và Quân khu 3 nhận lệnh phải đi tìm bằng được. Cuối cùng, người tìm ra cột mốc là một già làng 78 tuổi. Câu chuyện ấy càng thôi thúc tôi ý tưởng đưa dân ra biên giới. Tôi bàn với lãnh đạo Quân khu, đưa bộ đội ra trước, tổ chức rà mìn, làm nương rẫy. Sau đó, xin ý kiến của tỉnh Quảng Ninh để đưa dân về các bản cũ sát biên giới. Từ một xã thí điểm, dần mở rộng ra 2-3 xã. Người dân được làm nhà, giao đất, giao rừng quản lý, đồng thời cũng “giao” cho dân phối hợp với bộ đội quản lý đường biên, cột mốc. Dự án vùng kinh tế – quốc phòng ở Tiên Yên, Ba Chẽ đã hình thành. Ý tưởng làm đường càng thôi thúc. Tôi đặt vấn đề với Bộ Quốc phòng và được đồng ý. Thế là, chúng tôi triển khai xây dựng những đoạn “đường vành đai biên giới” đầu tiên. Sau đó, anh Tư Sang (đồng chí Trương Tấn Sang – Thường trực Ban Bí thư – PV) và một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi kiểm tra đường tại Quảng Ninh đều đánh giá, khen ngợi cách làm này rất tốt, rất cần nhân rộng”.

Từ đoạn đường đầu tiên đó, các địa phương khác cũng từng bước xây dựng đường “vành đai biên giới”, tuy chỉ là đường nhỏ hẹp, cấp phối hoặc rải đá dăm nhưng rất thiết thực. Tính đến năm 2005, đã có 21 dự án dài 484 km do Bộ đội Biên phòng các tỉnh thực hiện.

…Đến “khoảng rừng nóng” Bù Gia Mập

Mùa hè năm 2004, vụ gây rối diễn ra ở Tây Nguyên. Đại tướng Phạm Văn Trà vào tìm hiểu tình hình, càng thấy rõ đòi hỏi hàng đầu đặt ra lúc này là phải có đường tốt hơn phục vụ tuần tra, kiểm soát biên giới. “Khó khăn nhất là từ Bình Phước đi Đắc Nông không có đường đi, phải xuyên qua rừng hoặc đi vòng 200km mới ra được biên giới. Lúc đó, tôi đã quyết định phải làm cho được đoạn đường gần 60km ở Đắc Nông, nhờ đó thông suốt tuyến biên giới từ Tây Ninh tới Đắc Nông. Tôi giao cho Bộ đội Công binh làm nhanh, với cơ chế đặc thù như xây dựng các công trình chiến đấu. Cùng với đó, yêu cầu xây dựng, hoàn thiện một đề án tổng thể về đường tuần tra biên giới đặt ra cấp bách và được lãnh đạo Đảng, Nhà nước rất ủng hộ. Theo tôi, đó là một bước đột phá, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước ta”- Đại tướng Phạm Văn Trà kể.

Thiếu tướng Hoàng Kiền, Giám đốc Ban quản lý dự án 47 khi đó là Tư lệnh Binh chủng Công binh nhận lệnh vào Tây Nguyên khảo sát, nhớ lại: “Chúng tôi tới rừng quốc gia Bù Gia Mập thuộc xã Đắc Ơ, là địa bàn có nhiều người vượt biên trái phép. Để làm gấp đoạn đường Bù Gia Mập, tôi đã chọn Trung đoàn Công binh 293, một trong những “quả đấm thép” của binh chủng. Sau một năm trời, với bàn tay miệt mài của người lính công binh 293, tuyến đường đầu tiên màu đất đỏ ba-dan như một sợi chỉ đỏ vắt ngang rừng đại ngàn”.

“Bản vẽ” con đường mang dáng hình đất nước

Thời gian này, việc xây dựng đề án tổng thể đường tuần tra biên giới được triển khai gấp rút. Trung tướng Phạm Hồng Lợi, lúc đó là Phó tổng tham mưu trưởng, Phó ban chỉ đạo Đường tuần tra biên giới liên tục đi khảo sát dọc biên cương. Thiếu tướng Hoàng Kiền nhớ lại: “Thủ tướng Chính phủ đã có tới 3 cuộc họp nghe lãnh đạo Bộ Quốc phòng báo cáo đề án con đường này. Lúc đầu, do nhiệm vụ cấp bách, Bộ Quốc phòng chỉ chuẩn bị phương án làm đường nhỏ, nền đường 3m, trải nhựa cấp phối hoặc đá dăm, đủ cho xe u-oát đi hoặc chỗ nào khó hơn thì đủ cho người, ngựa biên phòng đi tuần tra”. Đất nước còn nghèo, dù nhiệm vụ bảo vệ biên cương rất quan trọng, người lính không dám đòi hỏi sự ưu tiên, nhưng Chính phủ cùng các bộ, ngành lại có một câu hỏi được bàn thảo khá nhiều: “Nếu làm đường chỉ đủ đi tuần tra thì hơi phí? Liệu có thể làm một con đường lớn hơn, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ dân sinh được không?”.

duong bien gioi

Đường Biên Giới năm 2010

Ngày 4-11-2004, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị thường trực Chính phủ nghe Bộ Quốc phòng báo cáo dự thảo kế hoạch củng cố và xây dựng tuyến đường biên giới đất liền đến năm 2010. Sau khi nghe Thượng tướng Phùng Quang Thanh, khi đó là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng báo cáo, Thủ tướng đã kết luận: “Đã làm thì làm cho “đàng hoàng”, kết hợp tốt giữa kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh. Không làm đường rộng 3m nữa mà phải làm đường lớn hơn”.

Đại tá Nguyễn Văn Hoàn, nguyên Phó tư lệnh Công binh, được giao làm giám đốc đầu tiên của Ban quản lý dự án 47 kể: “Sau đó, chúng tôi đã xác định quyết tâm năm 2005 sẽ lập xong dự thảo đề án. Hàng loạt đơn vị khảo sát thiết kế tinh nhuệ nhất của Bộ Quốc phòng vào cuộc khẩn trương nên đến đầu tháng 8-2005 đã khảo sát được gần 5000km biên giới, dù xăng dầu, kinh phí chưa bảo đảm. Một phương án tuyến của con đường từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) đã ra đời. Có phương án tuyến, chúng tôi lại lên đường đi khảo sát cụ thể nhiều khu vực trọng điểm. Đoàn cán bộ, đa số đã kinh qua đánh Mỹ, dạn dày với mưa bom bão đạn, nay lại khoác ba lô trèo đèo, lội suối, băng rừng xác định từng cọc mốc, từng hướng tuyến sao cho ngắn nhất, hợp lý nhất, kinh tế nhất. Suốt mấy tháng trời, chúng tôi đi từ Bình Phước, dọc theo dòng suối sát biên, từ bìa rừng Bù Gia Mập sang Đắc Nông, đến những cánh rừng khộp Gia Lai, nơi còn in dấu đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử. Hết Tây Nguyên, chúng tôi lại ra Nghệ An, Thanh Hóa. Tới Sơn La, ngược dòng sông Mã, chúng tôi đi từ Chiềng Khương sang Sốp Cộp, từ Sông Mã sang Điện Biên rồi lại về biên giới Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng. Càng đi càng thấy đất nước ta hùng vĩ, dân tộc ta anh hùng, nhân dân ta cần cù chịu khó. Chúng tôi hiểu sứ mệnh của mình. Đau, yếu, sai khớp, chuột rút, có đồng chí bị ngã vì núi cao, đường trơn nhưng không ai chịu bỏ cuộc”.

Dự thảo đề án ở mức hoàn chỉnh hơn ra đời. Con đường bây giờ là đường ô tô có thể chạy suốt dọc dài biên giới, nền đường rộng 5,5m, mặt đường 3,5m, kết cấu bê tông xi măng; các công trình trên đường làm bằng thép và bê tông cốt thép.

Một ngày cuối năm 2005, tại Hội nghị thường trực Chính phủ, nghe Bộ Quốc phòng báo cáo dự thảo đề án, Thủ tướng Phan Văn Khải khá hài lòng. Phát biểu kết luận, ông nhấn mạnh: “Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng giao cho Bộ Quốc phòng, làm sao cho “nhanh, bền, tốt, rẻ, không có tiêu cực”. Thủ tướng giao cho Bộ Quốc phòng sớm bổ sung hoàn chỉnh đề án.

Con đường theo đề án phác thảo dài 14.250km, trong đó xây dựng mới hơn 10.196km, qua 25 tỉnh, dài hơn cả Vạn Lý Trường Thành, dự kiến sẽ phải làm trong hàng chục năm mới hoàn thành. Từng có nhiều cuộc tranh luận khác nhau về hình thức đấu thầu hay chỉ định thầu? Nhưng đây là con đường sẽ được làm trong điều kiện vô cùng gian khó mà có lẽ chỉ những người lính Bộ đội Cụ Hồ với truyền thống “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua” mới có thể gánh vác. Vì vậy, khi lãnh đạo Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho phép xác định đây là công trình quốc phòng an ninh, quản lý theo cơ chế đặc thù, sử dụng lực lượng quân đội thi công theo hình thức chỉ định thầu, Thủ tướng tán thành. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nói ngay: Việc này không thể một mình cá nhân Thủ tướng quyết được mà phải có một nghị quyết của Chính phủ.

Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ vào tháng 12-2006, Chính phủ đã ra Nghị quyết về đường tuần tra biên giới, nhất trí với đề nghị trên. Ngày 14-3-2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định mang số 313/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Quy hoạch xây dựng đường TTBG đất liền giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo”.

Quyết định của Thủ tướng đã trở thành một cột mốc quan trọng, khẳng định tầm vóc chiến lược quốc gia của đường tuần tra biên giới, con đường mang dáng hình đất nước…

PV.


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

VietNam Fatherland Front debates East Sea issuesietNam

0 nhận xét

The Chinese surveillance vessel no 84 violates Vietnam's sovereignty

The Vietnam Fatherland Front Central Committee (VFFCC) on June 7 held a discussion on issues relating to East Sea happenings during the last few days.

 

At the event, participants exchanged views over the wrongdoings of the Chinese marine surveillance vessels in cutting the exploration cables of a PetroVietnam ship, which was conducting seismic surveys within Vietnam ’s exclusive economic zone.

They agreed that China needed to strictly abide by the 1982 UN Convention on the Law of the Sea and the Declaration on the Conduct of Parties in the East Sea (DOC) as well as recent commitments that China had made.

Delegates said the skirmishes on the East Sea cannot be resolved in a short time and required the concerned sides to patiently settle the incidents through dialogue and peaceful solutions, on the basis of mutual interests and international law.

They added that the VFF and its member organisations should fulfil their information dissemination tasks to people from all walks of life to help them obtain a sound overview on the East Sea issue and the foreign policies of the Party and Government.


(Theo www.tolam.net)
Continue reading →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếpiếp Bí thư TW Đảng NDCM Lào

0 nhận xét

Chiều 6/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đoàn đại biểu Văn phòng Phủ Thủ tướng Lào do đồng chí Cheuang Sombounkhan, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Thư ký Nội các Chính phủ làm Trưởng đoàn đang ở thăm, làm việc tại Việt Nam. Cùng dự buổi tiếp có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp đồng chí Cheuang Sombounkhan, Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Ảnh: TTXVN.

Đồng chí Cheuang Sombounkhan trân trọng chuyển lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc sức khỏe của đồng chí Chummaly Sayasone, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào và các đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Lào tới Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đồng chí nhiệt liệt chúc mừng thành công Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII; bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam anh em sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển nhanh, bền vững, hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 xây dựng Việt Nam cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; cảm ơn sự giúp đỡ to lớn và quý báu mà Việt Nam đã dành cho Lào từ trước tới nay.

Đồng chí đã thông báo với đồng chí Tổng Bí thư về tình hình Lào gần đây; kết quả cuộc Hội đàm giữa hai đoàn đại biểu Văn phòng Chính phủ hai nước; khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào quyết tâm mãi mãi giữ gìn, phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào – Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Đoàn đại biểu Văn phòng Phủ Thủ tướng Lào sang thăm và làm việc tại Việt Nam; chúc mừng thành công Đại hội IX Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VII; tin tưởng vững chắc rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, nhân dân Lào anh em sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ VII giai đoạn 2011-2015; khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và làm hết sức mình cùng với phía Lào không ngừng vun đắp và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhờ Đoàn chuyển lời thăm hỏi thân thiết và chúc sức khỏe tới đồng chí Chummaly Sayasone, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước Lào.

Cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp đồng chí Cheuang Sombounkhan.

Cùng ngày 6/6, tại trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ở thủ đô Viêng Chăn, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào Chummaly Sayasone đã tiếp và nói chuyện thân mật với Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dẫn đầu đang ở thăm Lào, dự Hội nghị tổng kết Dự án và công bố các sản phẩm của công trình biên soạn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.

PV (theo TTXVN)


(Theo www.tolam.net)
Continue reading →

Ông Trương Tấn Sang: Việt Nam sẵn sàng tham gia tái thiết Nhật Bản

0 nhận xét

Ngày 1/6, ông Trương Tấn Sang – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng khẳng định “Việt Nam sẵn sàng tham gia vào quá trình tái thiết Nhật Bản,” sẵn sàng “cung cấp nhân lực, vật liệu xây dựng và hàng hóa cần thiết phục vụ công tác tái thiết.”

Ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh như vậy trong cuộc gặp với các lãnh đạo lưỡng viện trong Quốc hội, Nhật Bản hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và gặp nguyên Thủ tướng Shinzo Abe cùng nhiều nghị sỹ khác.Tại các cuộc gặp, ông Trương Tấn Sang cũng bày tỏ tình đoàn kết, sự chia sẻ và cảm thông về những tổn thất do thảm họa động đất-sóng thần gây ra đối với Chính phủ và nhân dân Nhật Bản, đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ làm hết sức mình để hỗ trợ Nhật Bản vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Ông Trương Tấn Sang hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Takahiro Yokomichi. (Ảnh: Hồng Hà)

Về sự phát triển quan hệ hai nước trong 40 năm qua, ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh Đảng và Nhà nước Việt Nam đánh giá cao quan hệ với Nhật Bản và chủ trương thúc đẩy phát triển toàn diện quan hệ “đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” giữa hai nước. Việt Nam tiếp tục thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn đã thỏa thuận trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10/2010 của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và xem xét hợp tác trong các dự án mới.

Ông Trương Tấn Sang cũng bày tỏ cảm ơn Nhật Bản đã ưu tiên và liên tục dành mức viện trợ phát triển chính thức (ODA) cao cho Việt Nam, vì điều này không chỉ thể hiện thiện chí hợp tác của Nhật Bản đối với Việt Nam mà còn là cam kết chính trị của Nhật Bản cho sự nghiệp phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Ông Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam luôn quan tâm phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA và đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục quan tâm, ủng hộ việc duy trì nguồn vốn này ở mức cao cho Việt Nam. Ngoài ra, ông Trương Tấn Sang cũng đề nghị tăng cường hợp tác giữa hai nước trong ứng phó với tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, đồng thời đề nghị lấy năm 2013 – năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước – làm “Năm Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản.”

Về phần mình, lãnh đạo hai viện Quốc hội Nhật Bản gửi lời cảm ơn đến Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì sự giúp đỡ quý giá và chân tình đối với Nhật Bản trong thảm họa động đất-sóng thần hôm 11/3. Phía Nhật Bản đã giải thích về tình hình sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 và cam kết sẽ công khai tất cả thông tin liên quan đến sự cố.

Về quan hệ hai nước, Chủ tịch Hạ viện Takahiro Yokomichi bày tỏ vui mừng vì sự phát triển trong quan hệ Nhật Bản-Việt Nam, đặc biệt kể từ sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Kan tháng 10/2010.

Ông Yokomichi cho biết sẽ nỗ lực củng cố hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Trong khi đó, Chủ tịch Thượng viện Takeo Nishioka đề nghị quốc hội hai nước tăng cường hợp tác để thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương.

Cùng chung quan điểm với lãnh đạo hai viện Quốc hội, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeaki Matsumoto cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Ông chúc mừng thành công của Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam và cảm ơn sự giúp đỡ của Chính phủ, nhân dân Việt Nam đối với Nhật Bản sau thảm họa ngày 11/3.  Trong khi đó, thay mặt Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Chủ tịch JBIC Hiroshi Watanabe bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.

Trước đó, ông Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tới thăm hỏi, động viên cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và đại diện của cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước này. Ông khẳng định quan hệ Việt-Nhật đang ở giai đoạn tốt đẹp hơn bao giờ hết và bây giờ là lúc hiện thực hóa, sâu sắc hóa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước./.

Vietnam+

 


(Theo www.tolam.net)
Continue reading →

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp báo cáo kết quả bầu cử

0 nhận xét

Sáng 1/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII đã họp phiên thứ 40 nghe Hội đồng bầu cử báo cáo kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 và cho ý kiến vào việc chuẩn bị Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp. Cùng dự có các Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Nguyễn Đức Kiên, Uông Chu Lưu; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng đại diện các Bộ, ban, ngành Trung ương.

Phiên họp thứ 40 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XII.

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất dự kiến nội dung chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII chủ yếu tập trung cho công tác tổ chức, nhân sự và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác như Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012; tình hình thực hiện và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2011; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009.

Về công tác xây dựng pháp luật, Chính phủ đã có văn bản đề nghị lùi thời gian trình Quốc hội cho ý kiến về hai dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Giáo dục đại học sang kỳ họp thứ hai để có thêm thời gian nghiên cứu, chuẩn bị kỹ hơn. Về công tác tổ chức nhân sự, dự kiến chương trình bố trí khoảng 11 ngày để Quốc hội xem xét, quyết định về vấn đề này theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật và trên cơ sở nghiên cứu thông lệ kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nhiệm kỳ trước. Về các vấn đề kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước, Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2011, Quốc hội dành một buổi thảo luận tại tổ và một ngày thảo luận tại Hội trường về nội dung này. Quốc hội nghe báo cáo và thảo luận tại Hội trường một buổi về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009…

Cho ý kiến vào nội dung chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, đa số Ủy viên Ủy ban nhất trí với nhất dự kiến nội dung chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII và đồng ý với đề nghị của Chính phủ về việc lùi thời gian trình Quốc hội cho ý kiến về hai dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Giáo dục đại học sang kỳ họp thứ hai để có thêm thời gian nghiên cứu, chuẩn bị. Trước một số ý kiến đề nghị chỉ tập trung cho công tác nhân sự và không dành khoảng thời gian 1,5 ngày cho thảo luận về kinh tế – xã hội, các đại biểu cho rằng, đây là kỳ họp quan trọng chủ yếu tập trung cho công tác tổ chức, nhân sự nhưng không vì thế mà không đề cập đến vấn đề kinh tế – xã hội của đất nước, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Son, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, trong kỳ họp thứ nhất, Chính phủ cần có báo cáo kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2011, có báo cáo thẩm tra để cho thấy sự tiếp nối của Quốc hội, đáp ứng mong mỏi của cử tri cả nước. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Quang Bình đề nghị cần có báo cáo về Quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009, có thảo luận tổ, hội trường và có Nghị quyết về nội dung này…

Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII là kỳ họp đặc biệt quan trọng, giao thoa giữa hai nhiệm kỳ Quốc hội vì vậy các Ủy ban của Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Văn phòng Quốc hội cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định của Pháp luật. Kỳ họp sẽ tập trung vào công tác tổ chức, nhân sự của các cơ quan nhà nước, xem xét các báo cáo và quyết định một số nội dung quan trọng như tình hình thực hiện và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2011 (có thảo luận tại tổ và hội trường); phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009… và thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012. Không đưa vào chương trình kỳ họp hai dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Giáo dục đại học cũng như Báo cáo kết quả giám sát việc tổ chức bầu cử, công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội.

Dự kiến Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII sẽ được tiến hành trong khoảng 13,5 ngày (trong đó 0,5 ngày họp trù bị). Phiên khai mạc được ấn định vào ngày 21/7 và bế mạc vào ngày 5/8/2011. Công tác tổ chức, nhân sự được bố trí trong khoảng 11 ngày./.


(Theo www.tolam.net)
Continue reading →

Thăm gia đình các chiến sỹ Công an tỉnh Hòa Bình hy sinh trong khi vây bắt tội phạm ma túy

0 nhận xét

Ngày 30/5, Đoàn công tác Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm do Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba, Phó Tổng cục trưởng dẫn đầu đã đến tỉnh Hòa Bình thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình Thượng úy Đỗ Mạnh Linh, Đại đội phó Đại đội Cảnh sát cơ động hy sinh trong khi vây bắt đối tượng vận chuyển ma túy.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba thăm hỏi, động viên gia đình Thượng úy Đỗ Mạnh Linh.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã trao tặng số tiền do cán bộ, chiến sỹ Tổng cục quyên góp, giúp đỡ gia đình và mong muốn gia đình từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Cùng ngày, Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà Thượng sỹ Hoàng Minh Thành, chiến sỹ Phòng Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp bị thương trong cuộc truy bắt đối tượng vận chuyển ma túy tại địa bàn huyện Tân Lạc, Hòa Bình.

Thay mặt lãnh đạo Tổng cục, Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã khen ngợi tinh thần dũng cảm, kiên quyết tấn công tội phạm của Công an tỉnh Hòa Bình nói chung, đồng chí Thành nói riêng.

Cùng ngày, Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã đến thăm, tặng quà Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý; Đại đội Cảnh sát cơ động – Công an tỉnh Hòa Bình; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã biểu dương thành tích của các tập thể, cá nhân nêu trên, yêu cầu nhân rộng điển hình, học tập theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; học tập tấm gương các chiến sỹ Công an hy sinh, bị thương nêu trên…

Hiếu Hiền


(Theo www.tolam.net)
Continue reading →