Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Để trả lời cho câu hỏi Tướng Tô Lâm là ai ? Mời bạn đọc theo dõi tiểu sử ngắn về Thứ trưởng Bộ Công an Trung tướng Tô LâmĐọc thêm...

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Sáng 26-4, Bộ Tư lệnh cảnh vệ đã tổ chức lễ công bố thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312. Tới dự buổi lễ có Trung tướng Tô Lâm - Ủy viên Trung ương Đảng - Thứ trưởng Bộ Công anĐọc thêm..

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm dự buổi gặp mặt nhân kỷ niệm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu CAND

Phát biểu tại buổi gặp mặt các thế hệ cán bộ, chiến sỹ làm công tác tham mưu Công an nhân dân, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnhĐọc thêm...

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Sáng 6/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động-Cảnh sát đặc nhiệm. Đây là một trong đơn vị đặc biệt của lực lượng Công anĐọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn cán bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cán bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

Xử lý nghiêm các cán bộ và chiến sỹ công an sai phạm

0 nhận xét

Ngày 28-9 vừa qua, Trung tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã có Chỉ thị số 12/2011/CT-BCA về việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý vi phạm và các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chỉ nêu rõ: Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh-Công an Nhân dân vì nước quyên thân, vì dân phục vụ” và Cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ;” tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Công an nhân dân học tập và làm theo 6 điều Bác Hồ dạy;” thời gian qua, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quản lý cán bộ, chiến sỹ Công an Nhân dân đã tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức, thái độ, trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ…; xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, vì cuộc sống bình yên của nhân dân, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Tuy nhiên, ở một số đơn vị, địa phương đã xảy ra các vụ việc có liên quan đến sai phạm của cán bộ, chiến sỹ Công an, gây bức xúc trong dự luận. Một số đối tượng xấu đã lợi dụng để kích động tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ…

Nguyên nhân để xảy ra các vụ việc trên, trước hết là do cấp ủy, lãnh đạo Công an đơn vị, địa phương chưa thực sự sâu sát trong lãnh đạo, chỉ huy; một bộ phận cán bộ, chiến sỹ thiếu rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức, năng lực công tác còn hạn chế, dẫn đến vi phạm quy trình công tác, có lời nói, thái độ ứng xử chưa đúng mực; bị động, lúng túng trong xử lý các tình huống phức tạp về an ninh, trật tự.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ trưởng yêu cầu: Cấp ủy, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương phải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối quần chúng của Đảng; tư tưởng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân đối với cán bộ, chiến sỹ. Thực hiện nghiêm túc về sinh hoạt Đảng, sinh hoạt chuyên môn từ đơn vị cơ sở đến các cấp ủy Đảng và Công an các cấp.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Chỉ thị 04/2007/CT-BCA (V11) ngày 13/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường công tác quản lý, giáo dục và xử lý kỷ luật nghiêm đối với cán bộ, chiến sỹ Công an có sai phạm. Cán bộ, chiến sỹ trong thi hành công vụ phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế, quy trình công tác, điều lệnh, quy tắc ứng xử; lễ tiết, tác phong đúng mực, lời nói, thái độ có văn hóa.

Trong giải quyết những vụ việc phức tạp, nhạy cảm phải quán triệt nguyên tắc kiên quyết tấn công tội phạm; đồng thời phải khôn khéo, bình tĩnh, linh hoạt, sáng tạo, giải quyết tốt các yêu cầu chính trị, nghiệp vụ và pháp luật…không để các đối tượng cơ hội, phần tử xấu lợi dụng, kích động, tụ tập, gây rối…

Cấp ủy, Thủ trưởng các đơn vị đề cao trách nhiệm, tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra; quản lý các mặt công tác, hoạt động, sinh hoạt của cán bộ, chiến sỹ nhất là lực lượng thường xuyên quan hệ, tiếp xúc với nhân dân. Kịp thời xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm.

Việc xử lý phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan; nghiêm cấm việc bao che, né tránh, báo cáo không trung thực, cản trở việc xác minh, xử lý kỷ luật; chống tư tưởng thành tích hoặc định kiến trù dập đối với cán bộ, chiến sỹ sai phạm; xử lý kỷ luật đi đôi với việc giáo dục, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sỹ sửa chữa khuyết điểm. Những đơn vị, địa phương trong năm có nhiều cán bộ, chiến sỹ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng…

Thủ trưởng đơn vị, địa phương là người chịu trách nhiệm chính, phải tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm khắc các cá nhân có sai phạm và cá nhân liên đới chịu trách nhiệm, kiểm điểm trước cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo Bộ Công an…

Thủ trưởng các đơn vị, địa phương tăng cường quan hệ với các cơ quan báo chí, tuyên truyền về những thành tích, những việc làm tốt, những tấm gương dũng cảm trong đấu tranh phòng chống tội phạm; gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến của lực lượng Công an; xây dựng quy chế phối hợp trao đổi thông tin và nội dung tuyên truyền, tạo mối quan hệ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

Đối với những trường hợp báo chí đưa tin, phản ánh về sai phạm của cán bộ, chiến sỹ thuộc đơn vị nào thì Thủ trưởng các đơn vị, địa phương đó có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị chức năng nhanh chóng xác minh, kết luận sự việc; nếu đúng, phải tiếp thu, chấn chỉnh, trả lời cơ quan báo chí và nghiêm túc xử lý hoặc đề xuất xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sỹ sai phạm.

Trường hợp báo chí đưa tin sai hoặc chưa chính xác, yêu cầu đính chính kịp thời và tùy theo mức độ đưa tin sai lệch sự thật để đề xuất các cơ quan liên quan có hình thức xử lý phù hợp.

Tổ chức tiếp thu ý kiến của nhân dân, của các cơ quan Nhà nước và báo chí đối với lực lượng Công an. Từng địa phương phải tổ chức tiếp dân theo đúng quy định của Bộ.

Lập các hòm thư để nhân dân góp ý kiến. Hàng tháng, cấp ủy và Thủ trưởng đơn vị phải tập hợp ý kiến đóng góp để xem xét, xử lý kịp thời những ý kiến phản ánh của nhân dân….

PV

Theo TTXVN/Vietnam+


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Công an nhân dân: Quản lý tốt cán bộ chiến sĩ, xử lý nghiêm vi phạm

0 nhận xét

Trên mỗi mặt trận công tác, chiến đấu, người chiến sỹ Công an luôn phải đối mặt với những cám dỗ. Trong mỗi tình huống làm việc, sự tính toán vụ lợi có thể sẽ bất ngờ xuất hiện nếu người chiến sỹ Công an không có bản lĩnh. Mỗi vụ việc vi phạm của CBCS Công an, từ thái độ ứng xử đối với nhân dân cho đến vi phạm quy trình tuần tra kiểm soát hay hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong quá trình điều tra vụ án… tất cả đều phải xử lý nghiêm khắc.

Tố cáo liên quan đến CBCS – xử lý kịp thời

Cách đây một thời gian, có một công dân trú tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gửi đơn khiếu nại lên Giám đốc Công an tỉnh. Nội dung khiếu nại việc Công an huyện xử phạt hành chính hai triệu đồng về hành vi ông ở lại nước ngoài quá thời hạn, thu hộ chiếu, hộ khẩu của ông là sai pháp luật. Ngay sau khi nhận đơn, Giám đốc Công an tỉnh đã giao cho các đơn vị chức năng Công an tỉnh thẩm tra, xác minh, đồng thời trao đổi với Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an làm sáng tỏ sự việc.

Thanh tra Bộ Công an tổ chức khen thưởng cán bộ có thành tích.

Tài liệu thu được cho thấy, công dân này được cấp hộ chiếu và thị thực xuất cảnh có giá trị 180 ngày để thăm thân nhân tại nước Đức. Sau một tháng kể từ khi cấp visa, ông mới xuất cảnh. Quá trình thăm thân nhân tại nước ngoài, ba năm liên tục sau đó ông đều được Sở Di trú Đức gia hạn cho phép ông ở lại để làm việc. Đại sứ quán Việt Nam tại Đức cũng gia hạn hộ chiếu và cấp thị thực nhập cảnh cho ông theo đúng quy định của pháp luật. Sau đó, ông về nước đúng hạn nhưng bị Công an huyện phạt hành chính, thu giữ hộ chiếu, hộ khẩu.

Căn cứ kết quả xác minh, Giám đốc Công an tỉnh đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, công nhận nội dung công dân trên khiếu nại là đúng. Đồng thời hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính với ông, hoàn trả toàn bộ giấy tờ.

Vụ việc trên cho thấy, do thiếu sâu sát trong công việc nên cán bộ được giao nhiệm vụ đưa ra cách xử lý thiếu chính xác. Nhưng điều đang ghi nhận là tinh thần trách nhiệm của đơn vị Thanh tra, Xuất nhập cảnh đã giải quyết kịp thời khiếu nại, trả lại quyền lợi chính đáng cho công dân. Thái độ tích cực đó đã lấy lại lòng tin của nhân dân đối với Công an địa phương.

Phòng tiếp công dân của Bộ Công an nằm tại cơ quan Thanh tra CAND. Thượng tá Vũ Thanh Dư là cán bộ lâu năm, có kinh nghiệm trong công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt, Đại tá Vũ Ngọc Dũng, Trưởng phòng Tiếp dân và đồng chí Phó phòng cùng tham gia tiếp công dân.

Thượng tá Dư cho biết, có những công dân đến đây mang theo tâm trạng bức xúc về thái độ, hành vi của CBCS giải quyết vụ việc liên quan trực tiếp đến họ. Có thể kể điển hình như những vụ chiến sỹ Công an trẻ đặt thẻ ngành để vay tiền, hay như vụ Cảnh sát giao thông đòi hối lộ… Những trường hợp đó, cán bộ tiếp nhận đơn thư phải xử lý ngay, báo cáo lãnh đạo rồi chuyển cho đơn vị có thẩm quyền để xác minh, làm rõ sự thật.

Thượng tá Dư cho chúng tôi xem một số bài báo phản ánh về dấu hiệu vi phạm của CBCS trong lực lượng Công an. Lĩnh vực phản ánh khá rộng, trên nhiều địa bàn như: Công an một phường ở Hà Nội bắt giữ người trái pháp luật, thái độ tiếp xúc của đồng chí Trưởng Công an phường chưa đúng… Những sai phạm của CBCS có thể được cơ quan thanh tra thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng đều chung mục đích nhằm kiểm tra việc chấp hành pháp luật và nghiêm khắc xử lý CBCS để xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh.

Từ công tác thanh tra, một số CBCS vi phạm đã bị xử lý nghiêm khắc, từ phê bình, nhắc nhở cho đến giáng cấp, hạ bậc sao, cho ra khỏi ngành… Thế nhưng, cũng không ít trường hợp tố cáo sai sự thật, tố cáo không đúng thẩm quyền, qua công tác thanh tra cũng lấy lại sự trong sạch cho CBCS Công an.

Tăng cường công tác quản lý cán bộ

Thiếu tướng Nguyễn Thế Báu, Chánh Thanh tra Bộ Công an cho biết: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm giữ gìn ANTT là nhiệm vụ nòng cốt. Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, việc xây dựng lực lượng Công an chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tạo hình ảnh đẹp về người chiến sỹ CAND trong lòng nhân dân, khắc phụ triệt để những tồn tại, thiếu sót đặt ra như một yêu cầu cấp bách. Thông qua cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” nhằm mục đích làm chuyển biến sâu sắc, mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của cấp ủy, lãnh đạo Công an các cấp cũng như toàn bộ CBCS CAND đối với yêu cầu xây dựng lực lượng CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, kỷ luật, kỷ cương, văn hóa.

Đặc biệt là nêu cao tinh thần, ý thức phục vụ nhân dân, mà trước hết là chấp hành nghiêm túc chỉ thị, mệnh lệnh, chương trình, kế hoạch, quy trình công tác, xây dựng tư thế lễ tiết, tác phong chính quy, nếp sống văn hóa, nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của mỗi CBCS. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật, nhiệm vụ công tác, tiêu cực tham nhũng, suy thoái về đạo đức, lối sống”.

Xuất phát từ nhiệm vụ được giao, Thanh tra CAND cũng đã triển khai kế hoạch thực hiện cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”.

Đại tá Nguyễn Duy Hòa, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an cho biết, sau khi có Kế hoạch số 30 của Bộ Công an về cuộc vận động, lãnh đạo đơn vị đã họp thống nhất nội dung, hình thức xây dựng, tổ chức cuộc vận động để tạo ra một không khí mới.

Trong toàn lực lượng Công an, khó tránh khỏi một số cá nhân vi phạm điều lệnh của ngành, thậm chí là vi phạm pháp luật. Nhưng, dẫu ở cương vị nào thì người CBCS Công an sai phạm cũng sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Chủ động phòng ngừa vi phạm là biện pháp hiệu quả, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất trong kế hoạch thực hiện cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” ở mỗi đơn vị, địa phương. Người dân có thể phản ánh những vấn đề liên quan đến tình hình an ninh trật tự, vi phạm của CBCS trong quá trình công tác về số điện thoại thường trực tiếp dân của Bộ Công an: 069.43254.


(Theo www.tolam.net)
Continue reading →