Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Để trả lời cho câu hỏi Tướng Tô Lâm là ai ? Mời bạn đọc theo dõi tiểu sử ngắn về Thứ trưởng Bộ Công an Trung tướng Tô LâmĐọc thêm...

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Sáng 26-4, Bộ Tư lệnh cảnh vệ đã tổ chức lễ công bố thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312. Tới dự buổi lễ có Trung tướng Tô Lâm - Ủy viên Trung ương Đảng - Thứ trưởng Bộ Công anĐọc thêm..

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm dự buổi gặp mặt nhân kỷ niệm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu CAND

Phát biểu tại buổi gặp mặt các thế hệ cán bộ, chiến sỹ làm công tác tham mưu Công an nhân dân, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnhĐọc thêm...

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Sáng 6/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động-Cảnh sát đặc nhiệm. Đây là một trong đơn vị đặc biệt của lực lượng Công anĐọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn chủ trì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chủ trì. Hiển thị tất cả bài đăng

Trung tướng Tô Lâm chủ trì Hội thảo khoa học công tác an ninh điều tra phục vụ bảo vệ ANQG

0 nhận xét

Ngày 21/11, tại Hưng Yên, Bộ Công an đã tổ chức Hội thảo khoa học công tác an ninh điều tra (ANĐT) phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới. Trung tướng, PGS.TS Tô Lâm, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Tham dự có đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Vụ, Cục… thuộc Bộ Công an; các nhà khoa học trong lực lượng CAND; lãnh đạo cơ quan ANĐT các địa phương… Về phía tỉnh Hưng Yên, đồng chí Nguyễn Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đến dự và có bài phát biểu chào mừng.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Thiếu tướng Lê Ngọc Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng (XDLL) CAND nêu rõ Hội thảo nhằm đánh giá một cách toàn diện những kết quả, bài học kinh nghiệm, hạn chế của công tác ANĐT trong thời gian qua; đồng thời đề xuất, kiến nghị những vấn đề đổi mới cũng như quan hệ phối hợp, XDLL… Tại Hội thảo, các ý kiến phát biểu đã đánh giá tình hình, diễn biến các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia (ANQG) và các loại tội phạm khác; rút ra kinh nghiệm; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều tra, xử lí tội phạm của lực lượng ANĐT, góp phần hoàn thiện lý luận nghiệp vụ ANĐT…

36 Trung tướng Tô Lâm chủ trì Hội thảo khoa học công tác an ninh điều tra phục vụ bảo vệ ANQG

Trung tướng, PGS.TS Tô Lâm, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và các đại biểu dự Hội thảo.

Kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Tô Lâm khẳng định Hội thảo nhằm làm rõ vị trí quan trọng của lực lượng ANĐT trong công tác bảo vệ ANQG; đánh giá đúng thực trạng đề xuất giải pháp để bảo vệ ANQG trong tình hình mới. Đồng chí Thứ trưởng thay mặt Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an biểu dương thành tích của lực lượng ANĐT đã đạt được trong 60 năm qua, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng chí yêu cầu sau cuộc Hội thảo, Tổng cục An ninh II, Tổng cục XDLL CAND phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, Công an các địa phương tổng hợp các ý kiến, đề xuất báo cáo lãnh đạo Bộ để có chỉ đạo kịp thời trong công tác bảo vệ ANQG. Thứ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh trong thời gian tới, công tác ANĐT phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về công tác an ninh trong tình hình mới; tiếp tục đổi mới về tư duy và biện pháp công tác; phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ chủ động nắm tình hình, thu thập tài liệu, chứng cứ để đấu tranh có hiệu quả với đối tượng; đẩy mạnh lộ trình cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng công tác ANĐT; chủ động phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát, Tòa án các cấp nhằm nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm phạm ANQG và các vụ án phạm tội kinh tế lớn, phức tạp được lãnh đạo Bộ giao…

Phương Thủy (Theo cand)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Trung tướng Tô Lâm chủ trì cuộc họp Dự thảo Luật phòng, chống khủng bố

0 nhận xét

Chiều 16/11, Ban soạn thảo dự án Luật Phòng, chống khủng bố đã tổ chức cuộc họp lần thứ nhất. Bộ Công an được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan xây dựng dự án Luật Phòng, chống khủng bố. Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó trưởng Ban soạn thảo Luật Phòng, chống khủng bố chủ trì cuộc họp.

Tham dự có các đồng chí là lãnh đạo và đại diện các Bộ, ngành: Quốc phòng, Tư pháp, Ngoại giao, Nội vụ, Tài chính, Giao thông Vận tải, Thông tin Truyền thông, Viện KSND tối cao, TAND tối cao, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cùng dự còn có các đồng chí lãnh đạo các Tổng cục, vụ, cục, Bộ Tư lệnh thuộc Bộ Công an. Cuộc họp đã thông báo quyết định về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự án Luật Phòng, chống khủng bố.

Theo quyết định, đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an là Trưởng ban soạn thảo dự án Luật Phòng, chống khủng bố. Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an là Phó trưởng ban. Các đồng chí lãnh đạo một số Bộ, ngành là thành viên Ban soạn thảo dự án.

Theo dự thảo, dự án Luật Phòng, chống khủng bố quy định về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh khủng bố, biện pháp, lực lượng, quan hệ phối hợp, quản lý Nhà nước, hợp tác quốc tế, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố. Dự thảo Luật gồm 6 chương, 45 điều với những nội dung cơ bản như: Phòng ngừa khủng bố; chống khủng bố; hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố; quản lý Nhà nước và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố…

Cuộc họp đã thông qua một số nội dung cần khẩn trương thực hiện như: Tổng kết 10 năm thực hiện công tác phòng, chống khủng bố (từ 2001 đến 2011); khảo sát thực tiễn công tác phòng, chống khủng bố ở một số ngành, địa phương; rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống khủng bố đang có hiệu lực thi hành; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về phòng, chống khủng bố; phòng chống tội phạm; thẩm định dự án Luật.

110 Trung tướng Tô Lâm chủ trì cuộc họp Dự thảo Luật phòng, chống khủng bố

Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó trưởng Ban soạn thảo dự án Luật Phòng, chống khủng bố và các thành viên Ban soạn thảo dự án

Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các thành viên, Thứ trưởng Tô Lâm kết luận: Mục đích của việc xây dựng Luật nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống khủng bố. Hoàn thiện một bước cơ sở pháp lý về nguyên tắc, biện pháp, tổ chức lực lượng đấu tranh phòng, chống khủng bố. Bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý có hiệu quả với các tổ chức khủng bố và hoạt động khủng bố để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng đất nước trong tình hình hiện nay. Theo dự kiến, dự thảo dự án Luật Phòng, chống khủng bố có thể hoàn thành vào tháng 6/2012 để trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến.

Theo dự thảo, Luật Phòng, chống khủng bố được xây dựng trên cơ sở:

1- Quán triệt và thể chế hóa quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, đấu tranh với các âm mưu, hoạt động phản cách mạng, khủng bố, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

2- Tuân thủ các quy định của Hiến pháp, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước, bảo đảm tính khả thi và đồng bộ của hệ thống pháp luật.

3- Nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố và phòng, chống tội phạm mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; tham khảo có chọn lọc pháp luật phòng, chống khủng bố; phòng chống tội phạm của một số nước phù hợp với điều kiện, thực tiễn Việt Nam, đảm bảo quyền và lợi ích của Việt Nam.

4- Phù hợp với thực tiễn Việt Nam trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động phòng, chống khủng bố của Nhà nước trong thời gian qua.


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh chủ trì Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Hoa kỳ

0 nhận xét

Ngày 19-9, Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Mỹ lần thứ hai đã diễn ra tại thủ đô Washington với sự đồng chủ trì của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, và ông Robert Scher, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Với tinh thần thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau, tại cuộc đối thoại này, hai bên bày tỏ hài lòng về những kết quả hợp tác quốc phòng song phương trong thời gian qua.

Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh và Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Scher ký Bản ghi nhớ

Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh và Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Scher ký Bản ghi nhớ

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và ông Robert Scher nhất trí rằng cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Mỹ một cách thiết thực, vì lợi ích của mỗi nước đồng thời để góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Đoàn đại biểu Việt Nam đã thông báo với phía Mỹ kết quả Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đầu năm 2011. Trong khi đó, phía Mỹ thông báo về sự hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong dịp này, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và ông Robert Scher đã ký Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng hai nước về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương.

Hai bên thống nhất việc hướng tới phát triển quan hệ quốc phòng, trước tiên tập trung vào năm lĩnh vực là thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và Bộ Quốc phòng Việt Nam; An ninh biển; Tìm kiếm cứu nạn; Nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thảm họa.

Bản ghi nhớ nói trên có tính chất định hướng cho sự phát triển quan hệ quốc phòng Việt Nam-Mỹ. Chính sách đối ngoại và chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ của Việt Nam, theo tinh thần “chủ động hội nhập quốc tế” mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra, và sự công khai, minh bạch, rõ ràng trong chính sách quốc phòng của Việt Nam cũng được thể hiện rõ trong văn kiện này.

Trong dịp này, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và đoàn Việt Nam cũng có các cuộc gặp gỡ với một số nghị sĩ, lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng của Mỹ.

(Theo TTXVN)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp của Hội đồng bầu cử

0 nhận xét

Chiều 30/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì phiên họp thứ năm Hội đồng Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng bầu cử cho ý kiến vào báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.  

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Phiên họp. (Ảnh: Trí Dũng)

Báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử do ông Phạm Minh Tuyên, Trưởng ban công tác đại biểu, Tổng thư ký Hội đồng Bầu cử trình bày cho biết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đã diễn ra trong không khí dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thành công tốt đẹp.Tỷ lệ cử tri tham gia cuộc bầu cử đạt rất cao ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước trong đó, có 4 tỉnh cao nhất, đạt 99,99% là Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn.

Thảo luận, đóng góp ý kiến, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Trần Thế Vượng cho rằng báo cáo cần làm rõ hơn tầm quan trọng của công tác chuẩn bị đã góp phần làm nên thành công của cuộc bầu cử. Bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo tích cực của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thường vụ Quốc hội, cần phải đánh giá vai trò của Hội đồng bầu cử, các tiểu ban giúp việc cho Hội đồng bầu cử, cũng như tổ chức bầu cử các cấp…

Phó Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Văn Quynh đề nghị báo cáo cần đánh giá và làm nổi bật nội dung, ý nghĩa của cuộc bầu cử đã được nhân dân và cử tri cả nước hết sức quan tâm, những kết quả đạt được thể hiện trách nhiệm cao của cử tri và nhân dân cả nước, đặc biệt là ý nghĩa của việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân cùng trong một thời điểm.

Tán thành với nhiều nội dung của Báo cáo, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cần có sự phân tích, đánh giá để làm rõ hơn tính chất dân chủ, bình đẳng và những kết quả đã đạt được của cuộc bầu cử.

Phát biểu kết luận phiên họp thứ năm, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Nguyễn Phú Trọng đánh giá báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử về cơ bản đã phản ánh đúng thực chất của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp của các thành viên, Tổng Bí thư đề nghị trong Báo cáo cần nêu rõ bối cảnh, đặc điểm, yêu cầu, tính chất của cuộc bầu cử lần này, đồng thời làm nổi bật những điểm mới của cuộc bầu cử (bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân cùng trong một ngày…).

Trên tinh thần làm rõ hơn về thắng lợi của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, đồng chí đề nghị cần có sự phân tích cụ thể kết quả của cuộc bầu cử để thấy được chất lượng của cuộc bầu cử.

Báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên, trước khi trình Thường vụ Quốc hội xem xét vào đầu tháng Sáu tới./.

Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)

 


(Theo www.tolam.net)
Continue reading →