Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Để trả lời cho câu hỏi Tướng Tô Lâm là ai ? Mời bạn đọc theo dõi tiểu sử ngắn về Thứ trưởng Bộ Công an Trung tướng Tô LâmĐọc thêm...

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Sáng 26-4, Bộ Tư lệnh cảnh vệ đã tổ chức lễ công bố thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312. Tới dự buổi lễ có Trung tướng Tô Lâm - Ủy viên Trung ương Đảng - Thứ trưởng Bộ Công anĐọc thêm..

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm dự buổi gặp mặt nhân kỷ niệm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu CAND

Phát biểu tại buổi gặp mặt các thế hệ cán bộ, chiến sỹ làm công tác tham mưu Công an nhân dân, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnhĐọc thêm...

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Sáng 6/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động-Cảnh sát đặc nhiệm. Đây là một trong đơn vị đặc biệt của lực lượng Công anĐọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn phong chong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phong chong. Hiển thị tất cả bài đăng

Trung tướng Tô Lâm chủ trì cuộc họp Dự thảo Luật phòng, chống khủng bố

0 nhận xét

Chiều 16/11, Ban soạn thảo dự án Luật Phòng, chống khủng bố đã tổ chức cuộc họp lần thứ nhất. Bộ Công an được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan xây dựng dự án Luật Phòng, chống khủng bố. Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó trưởng Ban soạn thảo Luật Phòng, chống khủng bố chủ trì cuộc họp.

Tham dự có các đồng chí là lãnh đạo và đại diện các Bộ, ngành: Quốc phòng, Tư pháp, Ngoại giao, Nội vụ, Tài chính, Giao thông Vận tải, Thông tin Truyền thông, Viện KSND tối cao, TAND tối cao, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cùng dự còn có các đồng chí lãnh đạo các Tổng cục, vụ, cục, Bộ Tư lệnh thuộc Bộ Công an. Cuộc họp đã thông báo quyết định về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự án Luật Phòng, chống khủng bố.

Theo quyết định, đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an là Trưởng ban soạn thảo dự án Luật Phòng, chống khủng bố. Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an là Phó trưởng ban. Các đồng chí lãnh đạo một số Bộ, ngành là thành viên Ban soạn thảo dự án.

Theo dự thảo, dự án Luật Phòng, chống khủng bố quy định về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh khủng bố, biện pháp, lực lượng, quan hệ phối hợp, quản lý Nhà nước, hợp tác quốc tế, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố. Dự thảo Luật gồm 6 chương, 45 điều với những nội dung cơ bản như: Phòng ngừa khủng bố; chống khủng bố; hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố; quản lý Nhà nước và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố…

Cuộc họp đã thông qua một số nội dung cần khẩn trương thực hiện như: Tổng kết 10 năm thực hiện công tác phòng, chống khủng bố (từ 2001 đến 2011); khảo sát thực tiễn công tác phòng, chống khủng bố ở một số ngành, địa phương; rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống khủng bố đang có hiệu lực thi hành; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về phòng, chống khủng bố; phòng chống tội phạm; thẩm định dự án Luật.

110 Trung tướng Tô Lâm chủ trì cuộc họp Dự thảo Luật phòng, chống khủng bố

Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó trưởng Ban soạn thảo dự án Luật Phòng, chống khủng bố và các thành viên Ban soạn thảo dự án

Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các thành viên, Thứ trưởng Tô Lâm kết luận: Mục đích của việc xây dựng Luật nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống khủng bố. Hoàn thiện một bước cơ sở pháp lý về nguyên tắc, biện pháp, tổ chức lực lượng đấu tranh phòng, chống khủng bố. Bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý có hiệu quả với các tổ chức khủng bố và hoạt động khủng bố để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng đất nước trong tình hình hiện nay. Theo dự kiến, dự thảo dự án Luật Phòng, chống khủng bố có thể hoàn thành vào tháng 6/2012 để trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến.

Theo dự thảo, Luật Phòng, chống khủng bố được xây dựng trên cơ sở:

1- Quán triệt và thể chế hóa quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, đấu tranh với các âm mưu, hoạt động phản cách mạng, khủng bố, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

2- Tuân thủ các quy định của Hiến pháp, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước, bảo đảm tính khả thi và đồng bộ của hệ thống pháp luật.

3- Nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố và phòng, chống tội phạm mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; tham khảo có chọn lọc pháp luật phòng, chống khủng bố; phòng chống tội phạm của một số nước phù hợp với điều kiện, thực tiễn Việt Nam, đảm bảo quyền và lợi ích của Việt Nam.

4- Phù hợp với thực tiễn Việt Nam trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động phòng, chống khủng bố của Nhà nước trong thời gian qua.


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Interpol Việt Nam – Cầu nối phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia

0 nhận xét

Đại tá Đặng Xuân Khang (Chánh Văn phòng Interpol Việt Nam)

Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Bộ Công an và Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Interpol Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an tiến hành khai thác nhiều tài liệu thông tin về tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam nhằm trao đổi và cập nhật những thông tin mới nhất về các loại tội phạm mới đang nổi lên. Đồng thời phối hợp xác minh, phát hiện và triệt phá nhiều vụ án mang tính xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam.

Đoàn đại biểu Cảnh sát Việt Nam do Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm dẫn dầu dự Hội nghị ASEANAPOL 31.

Đoàn đại biểu Cảnh sát Việt Nam do Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm dẫn dầu dự Hội nghị ASEANAPOL 31.

Hai mươi năm thành lập và trưởng thành, Văn phòng Interpol Việt Nam đã khắc phục nhiều khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với những chiến công đã được Đảng, Nhà nước và Bộ Công an ghi nhận, Interpol Việt Nam xứng đáng là cầu nối giữa lực lượng Cảnh sát Việt Nam và Cảnh sát các nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.

Đầu những năm 90 thế kỷ trước, tình hình tội phạm nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia có xu hướng gia tăng, đặc biệt là các loại tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy, lừa đảo, tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, tội phạm rửa tiền, tội phạm công nghệ cao… Trước yêu cầu thực tiễn của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, ngày 28/5/1993, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký Quyết định thành lập Văn phòng Interpol Việt Nam trực thuộc Tổng cục Cảnh sát (nay là Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm). Với tổ chức ban đầu chỉ là một tổ thuộc Cục Cảnh sát tham mưu phòng chống tội phạm, Văn phòng Interol Việt Nam đã từng bước khắc phục nhiều khó khăn, vướng mắc để hoàn thiện tổ chức, bộ máy để xứng tầm với vị trí là cơ quan đầu mối trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm của CAND nói chung và Cảnh sát Việt Nam nói riêng.

Từ khi thành lập đến nay, Interpol Việt Nam đã hợp tác có hiệu quả với các Bộ, ngành, cơ quan trong nước và các đối tác nước ngoài như Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của Liên hiệp quốc (UNODC), đại diện Cảnh sát Mỹ, Australia, Anh, Hàn Quốc về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.

Thông qua những thông tin từ Interpol, Interpol Việt Nam đã rà soát, đánh giá, tổng kết nhằm phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước để chủ động phòng ngừa, đấu tranh đạt hiệu quả. Đồng thời tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an phối hợp với các ban và xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia như cung cấp thông tin về hoạt động có dấu hiệu trái pháp luật, lừa đảo, rửa tiền, những vấn đề phức tạp liên quan đến doanh nghiệp, tình hình, hoạt động của các loại tội phạm hình sự, ma túy để chủ động phối hợp phòng ngừa, đấu tranh đạt hiệu quả cao.

Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Bộ Công an và Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Interpol Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an tiến hành khai thác nhiều tài liệu thông tin về tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam nhằm trao đổi và cập nhật những thông tin mới nhất về các loại tội phạm mới đang nổi lên. Đồng thời phối hợp xác minh, phát hiện và triệt phá nhiều vụ án mang tính xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam.

Trong 20 năm qua, mối quan hệ phối hợp giữa Interpol Việt Nam và các nước  thành viên đã đạt được nhiều kết quả đáng kích lệ, góp phần vào việc kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm có yếu tố nước ngoài liên quan đến Việt Nam. Từ năm 1991 đến nay, Interpol Việt Nam đã phối hợp với lực lượng chức năng xác minh làm rõ nhân thân lai lịch, tiền án, tiền sự, hoạt động phạm tội của trên 1.000 đối tượng liên quan đến các chuyên án lớn về hình sự của các đơn vị nghiệp vụ, Công an địa phương, Cảnh sát các nước. Tham gia phối hợp điều tra, xác minh hơn 2.500 vụ việc liên quan đến hoạt động phạm tội giết người, cướp tài sản, nhập cư bất hợp pháp, mua bán người, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia… Đồng thời hỗ trợ cho các đơn vị chức năng mở rộng điều tra vụ án, phát hiện và bắt giữ những đối tượng liên quan đến các vụ án ở trong ngoài nước, tạo điều kiện cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm.

Nhờ công tác phối hợp đấu tranh qua kênh Interpol, lực lượng Cảnh sát Việt Nam cùng các cơ quan chức năng trong nước và nước ngoài điều tra, khám phá nhiều vụ án kinh tế nghiêm trọng, đặc biệt đã phát hiện và điều tra 30.863 vụ việc có dấu hiệu phạm tội có yếu tố nước ngoài với 33.834 đối tượng. Điển hình như vụ Dương Thị Thanh Nhàn chiếm đoạt 132.500.000.000 đồng và 530.000 USD bỏ trốn sang Macao. Do Việt Nam và Macao chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự và Hiệp định dẫn độ, nên Interpol Việt Nam đã đề nghị cơ quan xuất nhập cảnh Macao trục xuất Nhàn về Việt Nam để bắt giữ.

Trong khuôn khổ hợp tác Interpol, ASEANAPOL, Interpol Việt Nam đã chủ động tiến hành công tác thu thập thông tin liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tham mưu cho lãnh đạo các cấp những vấn đề mang tính chiến lược trong công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trong tình hình mới. Văn phòng Interpol Việt Nam đã nối mạng với hệ thống thông tin cảnh sát toàn cầu I 24/7 đã giúp cho việc trao đổi thông tin, thu thập tài liệu một cách tiện ích, an toàn, phục vụ linh hoạt hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Để phục vụ lâu dài yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, Interpol Việt Nam đã tích cực xây dựng những phần mềm, hệ thống quản lý dữ liệu thông tin nghiệp vụ, hệ thống quản lý các đối tượng có lệnh truy nã của Interpol, hệ thống lưu trữ các đối tượng  theo hệ, loại đối tượng, đáp ứng yêu cầu của công tác lưu trữ, khai thác thông tin về các vụ việc liên quan đến tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài để phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Quá trình 20 năm thành lập và phát triển, Interpol Việt Nam thực sự phát huy vai trò của mình là cơ quan đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin trong hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia với các lực lượng chức năng khác. Là đơn vị tổ chức, tiếp nhận các thông tin, yêu cầu, thông báo về tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, Interpol Việt Nam đã tranh thủ sự hợp tác tích cực của lực lượng Cảnh sát các nước là thành viên của Interpol trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm một cách có hiệu quả. Thông qua kênh Interpol, Interpol Việt Nam đã chủ động, sáng tạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác, đồng thời coi trọng việc dự báo, nắm bắt tình hình tội phạm xuyên quốc gia trong nước và quốc tế để kịp thời tham mưu, đề xuất với lãnh đạo các cấp đưa những quyết sách, đối sách phù hợp trong từng loại tội phạm, xu hướng tội phạm có liên quan đến Việt Nam, phục vụ đắc lực cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với sự đóng góp tích cực vào hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm, Văn phòng Interpol Việt Nam đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Chiến công hạng ba và nhiều cờ, Bằng khen của Chính phủ…

Đ.X.K.

(Theo CAND)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Tăng cường phối hợp phòng chống và khắc phục hậu quả bão lũ

0 nhận xét

Trước tình hình bão số 5 (NESAT) chuẩn bị đổ bộ vào miền Bắc, lũ lụt diễn ra ở diện rộng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), để chuẩn bị tốt công tác phòng chống, giảm thiệt hại và khắc phục hậu quả do bão lũ, Tổng cục Chính trị (TCCT) đã gửi công điện khẩn tới Bộ tổng Tham mưu (BTTM), Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ Thuật, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng; Quân khu 1,2,3,4,9; Quân đoàn 1,2; Quân chủng Hải quân, PK-KQ; Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Thủ đô Hà Nội; Cục Cảnh sát biển và Binh chủng Công binh, Thông tin, Hóa học, do Phó chủ nhiệm TCCT, Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng ký.

    Các đơn vị quân đội chuẩn bị sẵn sàng giúp dân chống bão.

Các đơn vị quân đội chuẩn bị sẵn sàng giúp dân chống bão.

Trong công điện nói trên, TCCT yêu cầu Cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy các cơ quan, đơn vị nghiêm túc quán triệt công điện của: Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo PCLBTW – UBQG – TKCN, Điện số 90/TK ngày 28-9-2011 của BTTM và chính quyền các cấp trong việc phối hợp phòng chống, giảm thiệt hại về người và của, khắc phục hậu quả do cơn bão số 5, lũ ở ĐBSCL và cơn bão số 6 có thể sẽ đổ bộ vào đất liền trong những ngày tới.

Công điện cũng yêu cầu các đơn vị làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sĩ nêu cao phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” tích cực phối hợp với nhân dân tham gia phòng chống và khắc phục hậu quả bão lũ. Các đơn vị cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết và chuẩn bị tốt các phương án tìm kiếm-cứu hộ trước, trong và sau bão, lũ (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…); tích cực sơ tán người và của và giúp nhân dân nhanh chóng ổn định sản xuất, đời sống sau bão, lũ.

Ngoài ra, các đơn vị cũng tích cực thông tin, tuyên truyền, động viên khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, dũng cảm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, Nhà nước và quân đội trong cơn bão số 5 và lũ ở ĐBSCL; thường xuyên báo cáo tình hình và kết quả thực hiện về TCCT (qua Cụ Dân vận).

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, đến 7 giờ sáng 30-9, vị trí tâm bão số 5 ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 107,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh-Nam Định khoảng 100km về phía Đông Đông Nam. Bão số 5 với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117km/giờ), giật cấp 12, cấp 13, gây mưa dông mạnh và biển động dữ dội. Dự kiến, tới 16 cùng ngày, bão số 5 sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực ven biển Bắc bộ từ Quảng Ninh-Thanh Hóa và sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Tuấn Sơn

(Theo QDND)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →