Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Để trả lời cho câu hỏi Tướng Tô Lâm là ai ? Mời bạn đọc theo dõi tiểu sử ngắn về Thứ trưởng Bộ Công an Trung tướng Tô LâmĐọc thêm...

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Sáng 26-4, Bộ Tư lệnh cảnh vệ đã tổ chức lễ công bố thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312. Tới dự buổi lễ có Trung tướng Tô Lâm - Ủy viên Trung ương Đảng - Thứ trưởng Bộ Công anĐọc thêm..

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm dự buổi gặp mặt nhân kỷ niệm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu CAND

Phát biểu tại buổi gặp mặt các thế hệ cán bộ, chiến sỹ làm công tác tham mưu Công an nhân dân, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnhĐọc thêm...

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Sáng 6/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động-Cảnh sát đặc nhiệm. Đây là một trong đơn vị đặc biệt của lực lượng Công anĐọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn bảo vệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bảo vệ. Hiển thị tất cả bài đăng

Trung tướng Tô Lâm chủ trì Hội thảo khoa học công tác an ninh điều tra phục vụ bảo vệ ANQG

0 nhận xét

Ngày 21/11, tại Hưng Yên, Bộ Công an đã tổ chức Hội thảo khoa học công tác an ninh điều tra (ANĐT) phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới. Trung tướng, PGS.TS Tô Lâm, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Tham dự có đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Vụ, Cục… thuộc Bộ Công an; các nhà khoa học trong lực lượng CAND; lãnh đạo cơ quan ANĐT các địa phương… Về phía tỉnh Hưng Yên, đồng chí Nguyễn Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đến dự và có bài phát biểu chào mừng.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Thiếu tướng Lê Ngọc Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng (XDLL) CAND nêu rõ Hội thảo nhằm đánh giá một cách toàn diện những kết quả, bài học kinh nghiệm, hạn chế của công tác ANĐT trong thời gian qua; đồng thời đề xuất, kiến nghị những vấn đề đổi mới cũng như quan hệ phối hợp, XDLL… Tại Hội thảo, các ý kiến phát biểu đã đánh giá tình hình, diễn biến các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia (ANQG) và các loại tội phạm khác; rút ra kinh nghiệm; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều tra, xử lí tội phạm của lực lượng ANĐT, góp phần hoàn thiện lý luận nghiệp vụ ANĐT…

36 Trung tướng Tô Lâm chủ trì Hội thảo khoa học công tác an ninh điều tra phục vụ bảo vệ ANQG

Trung tướng, PGS.TS Tô Lâm, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và các đại biểu dự Hội thảo.

Kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Tô Lâm khẳng định Hội thảo nhằm làm rõ vị trí quan trọng của lực lượng ANĐT trong công tác bảo vệ ANQG; đánh giá đúng thực trạng đề xuất giải pháp để bảo vệ ANQG trong tình hình mới. Đồng chí Thứ trưởng thay mặt Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an biểu dương thành tích của lực lượng ANĐT đã đạt được trong 60 năm qua, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng chí yêu cầu sau cuộc Hội thảo, Tổng cục An ninh II, Tổng cục XDLL CAND phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, Công an các địa phương tổng hợp các ý kiến, đề xuất báo cáo lãnh đạo Bộ để có chỉ đạo kịp thời trong công tác bảo vệ ANQG. Thứ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh trong thời gian tới, công tác ANĐT phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về công tác an ninh trong tình hình mới; tiếp tục đổi mới về tư duy và biện pháp công tác; phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ chủ động nắm tình hình, thu thập tài liệu, chứng cứ để đấu tranh có hiệu quả với đối tượng; đẩy mạnh lộ trình cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng công tác ANĐT; chủ động phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát, Tòa án các cấp nhằm nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm phạm ANQG và các vụ án phạm tội kinh tế lớn, phức tạp được lãnh đạo Bộ giao…

Phương Thủy (Theo cand)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

‘Lá chắn thép’ luôn sẵn sàng bảo vệ vùng trời Tổ quốc

0 nhận xét

Trung đoàn tên lửa 213, sư đoàn 363 luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc vùng trời Tổ quốc Việt Nam.

Là một trong những đơn vị chủ lực của Quân chủng Phòng không – Không quân, trong những năm qua Trung đoàn 213, Sư đoàn 363 luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc vùng trời, chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngoài công tác huấn luyện giỏi, đơn vị còn làm tốt công tác dân vận được chính quyền nhân dân địa phương tin yêu, góp phần tô thắm thêm truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, “Người chiến sỹ phòng không – không quân ưu tú”.

Dưới đây là một số hình ảnh huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tại trung đoàn tên lửa 213:

qp nam tenlua 01 Lá chắn thép luôn sẵn sàng bảo vệ vùng trời Tổ quốc

Có lệnh là lên đường, xe chở đạn tên lửa di chuyển tới trận địa.

qp nam tenlua 02 Lá chắn thép luôn sẵn sàng bảo vệ vùng trời Tổ quốc

Các chiến sĩ đang thao tác đưa đạn tên lửa từ xe tải lên bệ phóng.

qp nam tenlua 03 Lá chắn thép luôn sẵn sàng bảo vệ vùng trời Tổ quốc

Đây là đạn tên lửa của hệ thống tên lửa đất đối không tầm thấp - trung S-125 Pechora.

qp nam tenlua 04 Lá chắn thép luôn sẵn sàng bảo vệ vùng trời Tổ quốc

Mỗi bệ phóng lắp được 4 đạn tên lửa.

qp nam tenlua 05 Lá chắn thép luôn sẵn sàng bảo vệ vùng trời Tổ quốc

Chiến sĩ trung đoàn làm nhiệm vụ lau chùi, bảo dưỡng đạn tên lửa.

qp nam tenlua 06 Lá chắn thép luôn sẵn sàng bảo vệ vùng trời Tổ quốc

Sẵn sàng chiến đấu.

qp nam tenlua 07 Lá chắn thép luôn sẵn sàng bảo vệ vùng trời Tổ quốc

Kiểm tra hệ thống trắc thủ sẵn sàng chiến đấu.

qp nam tenlua 081 Lá chắn thép luôn sẵn sàng bảo vệ vùng trời Tổ quốc

Đạn tên lửa của hệ thống S-125 có tầm bắn tối đa 35km, độ cao bay tiêu diệt mục tiêu 18.000m.

qp nam tenlua 09 Lá chắn thép luôn sẵn sàng bảo vệ vùng trời Tổ quốc

Kíp chiến đấu hiệp đồng tác chiến.


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Phòng Bảo vệ 180, Bộ tư lênh Cảnh vệ nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

0 nhận xét

Ngày 19/10, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã long trọng tổ chức kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống Phòng Bảo vệ 180 (18/10/1956 – 18/10/2011), đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Phòng Bảo vệ 180 và danh hiệu Anh hùng LLVTND thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Trung đội 5 trinh sát và 2 đồng chí Trần Văn Năm, Ngô Thanh Nguyên.

Kỷ niệm 55 năm truyền thống Phòng bảo vệ 180

Kỷ niệm 55 năm truyền thống Phòng bảo vệ 180

Đến dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước; Phan Văn Khải, nguyên Thủ tướng Chính phủ; Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư TW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Trương Hòa Bình, Bí thư TW Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao; Nguyễn Tấn Quyên, Ủy viên TW Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW; Trung tướng Bùi Quang Bền, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Lê Hoàng Quân, Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên TW Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Võ Văn Phuông, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh; Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an; Trung tướng Võ Thái Hòa, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an; đại diện Văn phòng TW Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Quân khu 7, Bộ đội Biên phòng; lãnh đạo các Tổng cục, Bộ tư lệnh, vụ, cục, viện, trường thuộc Bộ Công an…

Cách đây 55 năm, ngày 18/10/1956, lực lượng an ninh vũ trang (ANVT) bảo vệ Xứ ủy, bảo vệ căn cứ và các cơ quan trực thuộc Xứ ủy Nam Bộ được thành lập tại ấp Xóm Mới, xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh) với quân số 120 người. Từ đơn vị tiền thân (C 80) đã phát triển thành các đại đội, tiểu đoàn, đoàn, trung đoàn và từ tháng 12/1999 đến nay là Phòng Bảo vệ 180 (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ)…

Sau khi gắn Huy hiệu Anh hùng LLVTND trên cờ truyền thống của Phòng Bảo vệ 180, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu, đánh giá cao công tác chiến đấu, thành tích của Phòng Bảo vệ 180, Trung đội 5 trinh sát và 2 đồng chí Trần Văn Năm, Ngô Thanh Nguyên.

Đồng chí nêu rõ, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, Đảng ủy, chỉ huy Phòng Bảo vệ 180 phải thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chăm lo rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống và công tác bảo vệ nội bộ, công tác quản lý cán bộ, chiến sỹ. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Vì An ninh Tổ quốc” gắn liền với phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – CAND vì nước quên thân vì dân phục vụ”, cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy CAND… xây dựng lực lượng Cảnh vệ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Công Trường

(Theo CAND)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Lữ đoàn Hải quân đánh bộ sẵn sàng chi viện bảo vệ Trường Sa

0 nhận xét

Là đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, cơ động chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 sẵn sàng chi viện bảo vệ Trường Sa khi có lệnh.

Hơn 30 năm qua, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 không ngừng được xây dựng vững mạnh, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng cơ động chiến đấu, bảo vệ vùng biển đảo Đông Bắc, kịp thời chi viện lực lượng phòng thủ, bảo vệ các vùng biển, đảo xung yếu của Tổ quốc.

Lữ đoàn 147 còn là cái nôi huấn luyện chiến sỹ mới, hạ sỹ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân chủng Hải quân.

Đơn vị được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì, hạng ba và nhiều năm liền được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân tặng cờ thi đua quyết thắng.

Cùng lăn lộn trên thao trường, bãi tập với cán bộ, chiến sĩ của đơn vị mới thấu hiểu thêm chất thép trong những người lính thủy đánh bộ, được ví như “quả đấm thép của Hải quân”, đã ra quân là thắng trận.

Khẩu đội pháo phòng không 37mm

Khẩu đội pháo phòng không 37mm

Tập trung cao độ, sục sạo tìm mục tiêu trong huấn luyện

Tập trung cao độ, sục sạo tìm mục tiêu trong huấn luyện

Tiểu đoàn xe thiết giáp trước giờ cơ động

Tiểu đoàn xe thiết giáp trước giờ cơ động

Tiểu đoàn tăng thiết giáp trên đường cơ động

Tiểu đoàn tăng thiết giáp trên đường cơ động

Triển khai vượt sông, hồ…

Triển khai vượt sông, hồ…

Bộ binh của Hải quân đổ bộ lên đảo

Bộ binh của Hải quân đổ bộ lên đảo

Trung đội tăng hải quân đổ bộ, tiến công đánh chiếm đảo

Trung đội tăng hải quân đổ bộ, tiến công đánh chiếm đảo

Xung phong

Xung phong

Luôn sẵn sàng ra vùng sóng gió, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc

Luôn sẵn sàng ra vùng sóng gió, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc

Lính thủy đánh bộ cơ động lên tàu

Lính thủy đánh bộ cơ động lên tàu

Các thế hệ nối tiếp nhau viết nên truyền thống vẻ vang của đơn vị

Các thế hệ nối tiếp nhau viết nên truyền thống vẻ vang của đơn vị

Đoàn Lan

(Theo Vietnamnet)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Dập tắt hơn 12.500 vụ cháy, bảo vệ tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng

0 nhận xét

Ngày 15-9, Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và Cứu hộ, cứu nạn (Bộ Công an) tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày ban hành Pháp lệnh Quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC (4-10-1961/4-10-2011) và tổng kết 10 năm thi hành Luật PCCC.

Sau khi Luật PCCC có hiệu lực, các bộ, ngành, địa phương đã bám sát chủ trương chỉ đạo của Chính phủ; chỉ đạo tổ chức triển khai luật với nhiều nội dung phong phú, làm chuyển biến nhận thức, hành động của các đơn vị, cơ sở và nhân dân. Trong 10 năm qua, cả nước xảy ra 16.767 vụ cháy ở các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà dân…, 6.109 vụ cháy rừng, làm chết 688 người, bị thương hơn 1.800 người, thiệt hại về tài sản ước tính 4.187 tỷ đồng. Bộ Công an phối hợp với các địa phương đã đầu tư xây dựng, mở rộng mạng lưới cảnh sát PCCC nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác PCCC, bảo vệ các địa bàn kinh tế trọng điểm, đô thị phát triển. Lực lượng chức năng đã dập tắt hiệu quả hơn 12.500 vụ cháy, bảo vệ được khối lượng tài sản, hàng hóa trị giá hàng nghìn tỷ đồng; tham gia cứu hộ, cứu nạn được 5.894 vụ, cứu sống 6.987 người, vớt được 540 xác nạn nhân bị đuối nước.

Với mục tiêu kiềm chế sự gia tăng về số vụ cháy và thiệt hại do cháy, Bộ Công an và Cục Cảnh sát PCCC xác định tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật PCCC, phát huy sức mạnh tổng hợp của các hệ thống chính trị và toàn dân tham gia PCCC; tăng cường đầu tư cho hoạt động PCCC và cứu hộ, cứu nạn, nhằm nâng cao sức chiến đấu của lực lượng chức năng…

Tuấn Nam

(Theo QDND)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Bảo vệ tuyệt đối an toàn cho con gái chủ hiệu vàng Ngọc Bích

0 nhận xét

Phòng điều trị cho cháu Trịnh Ngọc Bích được giữ bí mật, chỉ có các y, bác sỹ có nhiệm vụ chăm sóc cho cháu và tổ bảo vệ của Công an huyện Lục Nam được có mặt. Các anh phải túc trực 24/24h, ban đêm, mỗi người chỉ được ngủ được khoảng 3 tiếng rồi thay ca. Sau 5 ngày đêm mà đôi mắt của hai chiến sĩ Công an huyện Lục Nam trũng sâu, nước da mai mái.

Có những cụ già sống ở mảnh đất Lục Nam gần trăm tuổi đã nói rằng, cả đời họ chưa từng chứng kiến một vụ án nào như vụ giết người, cướp tài sản tại hiệu vàng Ngọc Bích. Vì thế, những ngày cuối tháng 8, khi vụ án xảy ra, người dân cả huyện, cũng như ở nhiều địa phương trong cả nước bàng hoàng. Dư luận lên án, áp lực đặt nặng lên đôi vai của lực lượng Công an, trong đó có Công an huyện Lục Nam, nơi xảy ra vụ án với hành vi tội ác man rợ. Hơn 1 tuần tiến hành điều tra vụ án, chưa một ngày lực lượng Công an huyện được nghỉ ngơi.

Phóng viên Báo CAND gặp các đồng chí trong tổ bảo vệ cháu Bích.

Phóng viên Báo CAND gặp các đồng chí trong tổ bảo vệ cháu Bích.

Phóng viên Báo CAND gặp các đồng chí trong tổ bảo vệ cháu Bích.

Trong cuộc họp giao ban đơn vị sáng 29/8, chúng tôi cũng cảm thấy xúc động khi trước hàng trăm cán bộ, chiến sỹ của đơn vị, Thượng tá Phạm Đình Độ, Trưởng Công an huyện Lục Nam rưng rưng: “Vụ án đã bước sang ngày thứ 5. Nếu trong thời gian tới, với sự chỉ đạo cao độ của Ban chỉ đạo, Ban chuyên án, chúng ta và các lực lượng tham gia không làm ra vụ án là có lỗi với Đảng, với nhân dân, có tội với gia đình nạn nhân. Nếu ai trong thời điểm này mà bàng quan với việc điều tra vụ án, chính là có tội với Đảng, với nhân dân…”.

Họ đã tìm ra điểm mấu chốt về đối tượng gây án

Bao nhiêu năm làm cán bộ lãnh đạo trong lực lượng Công an, đã chỉ đạo điều tra hàng trăm vụ trọng án, vậy mà, khi nhận được tin và xuống tiệm vàng Ngọc Bích, Thượng tá Phạm Đình Độ vẫn cảm thấy bàng hoàng trước tính chất của tội phạm. Hơn 50 cán bộ, chiến sỹ của Công an huyện đã nhanh chóng được huy động vào việc bảo vệ hiện trường và cùng gia đình đưa nạn nhân đi cấp cứu. Đến tối, khi biết tin về vụ án, hàng nghìn người dân đã kéo đến xem, Công an huyện phải tiếp tục tăng cường cho việc bảo vệ hiện trường…

Từ sự chỉ đạo của Ban chỉ huy Công an huyện, hầu như tất cả cán bộ, chiến sỹ của Công an huyện đều túc trực 24/24h, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ mỗi khi có yêu cầu của Ban chỉ đạo, Ban chuyên án. Ngay trước 29/8, Công an huyện đã phát hiện nguồn tin nghi vấn về đối tượng Lê Văn Luyện cần tiền chơi games cắm xe máy của người chú rể và đến sáng 25/8, mẹ Luyện đã đi lấy xe về.

Thượng tá Độ và Thượng tá Vũ Trí Triển, Phó Công an huyện đã chỉ đạo Đại úy Nguyễn Văn Tấn, cán bộ Đội Cảnh sát phụ trách xã, phụ trách địa bàn xã Thanh Lâm bí mật xác minh nhưng không thấy Luyện xuất hiện tại địa phương. Công an huyện đang tiến hành xác minh về nguồn tin trên thì ngày 27/8, có kết quả phân tích của các lực lượng nghiệp vụ, xác định đối tượng bị thương trong quá trình gây án. Cùng với các lực lượng khác, cán bộ, chiến sỹ của Công an huyện được tung đi khắp các nơi để rà soát tất cả các cơ sở y tế (cả công và tư), để xác định sau thời điểm gây án, có đối tượng nào đến sơ cứu vết thương hay không. Đến 9h ngày 29/8, Đại úy Tấn gọi điện thoại báo về: Các y tá ở Trạm xá xã Thanh Lâm cho biết, khoảng 9h ngày 24/8, Lê Văn Luyện được người anh họ là Trương Thanh Hồng, cùng thôn, chở xe máy vào trạm xá để khâu vết thương ở tay. Luyện nói rằng bị tai nạn xe máy nhưng rất ấp úng và không bình thường.

Nhận được tin trên, Thượng tá Độ báo ngay về Phòng Hồ sơ nghiệp vụ của Công an tỉnh để kiểm tra, xác định đối tượng Luyện có trùng khớp với đối tượng gây án hay không? Chỉ hơn 1 tiếng chờ kết quả xác minh mà tâm trạng của Thượng tá Độ bồn chồn, xốn xang. Trong lúc đó, ông vẫn chỉ đạo anh Tấn tuyệt đối giữ bí mật, cùng Công an xã xác minh ngay xem đối tượng Luyện, đối tượng Hồng có nhà hay không?

Một tiếng rưỡi sau, điện thoại reo, tên và số điện thoại của Đại tá Kiều Ngọc Thắng, Trưởng phòng Hồ sơ nghiệp vụ, Công an tỉnh Bắc Giang hiện lên trên máy của Thượng tá Độ. Chưa bao giờ Thượng tá Độ cảm thấy hồi hộp đến thế. Ở đầu dây bên kia, tiếng Đại tá Thắng cũng nghèn nghẹn vì xúc động: “Đối tượng Luyện trùng khớp với đối tượng gây án tại hiện trường”. Không thể diễn tả cảm xúc của Thượng tá Độ lúc đó. Bàng hoàng đến tột cùng. Ông quay sang Đại tá Nguyễn Văn Dư, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang đang có mặt ở đó: “Báo cáo Thủ trưởng, đã làm rõ được đối tượng gây án”. Giọng ông run run, và ông thấy, người Thủ trưởng của mình cũng lặng đi mất mấy giây…

Bao nhiêu mệt mỏi của những ngày quên ăn, đêm không ngủ lập tức tan biến. Từ khi có thông tin xác định đối tượng gây án là Lê Văn Luyện, dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo, Ban chuyên án, các lực lượng tham gia chuyên án lao vào nhiệm vụ mới: đó là truy lùng tên sát thủ Lê Văn Luyện…

Chuyện cảm động về tổ bảo vệ an toàn cho cháu Trịnh Ngọc Bích

Vì chỉ còn cháu Trịnh Ngọc Bích là nạn nhân sống sót nên việc bảo vệ nhân chứng duy nhất này cực kỳ quan trọng. Nhiệm vụ nặng nề được giao cho cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Lục Nam. Đại úy Nịnh Đình Đông, Đội CSĐT tội phạm về TTXH – Công an huyện Lục Nam, người được cử đầu tiên vào đội bảo vệ cùng với Trung úy Nguyễn Văn Cường, kể chuyện: Khi người nhà tìm ra và bế cháu Bích đi cấp cứu, phát hiện cháu bị mất bàn tay nên đã cùng với lực lượng Công an huyện quay lại hiện trường tìm kiếm. Và họ đã phát hiện bàn tay của cháu Bích bị rơi ở góc nhà. Lúc đó, các anh đã gọi điện thoại xin tư vấn thì được hướng dẫn cách bảo quản bàn tay của cháu Bích, đó là dùng dung dịch bảo quản bàn tay, sau đó cho vào túi nilon sạch để bảo quản trong đá lạnh. Các anh đã hướng dẫn người nhà đi mua đá, mượn thùng đựng về, sau đó ướp bàn tay của cháu Bích vào, đưa đi cấp cứu. Anh Đông và anh Giang được lệnh đi theo xe cấp cứu bảo vệ cháu Bích.

Ngay sau khi sơ cứu tại Bệnh viện Bắc Giang, cháu Bích được chuyển thẳng lên cấp cứu tại Bệnh viện Việt – Đức. Lúc đưa cháu lên đến Bệnh viện Việt – Đức là hơn 11h ngày 24/8. May thay, theo các bác sỹ cho biết, do bảo quản đúng cách nên cánh tay của cháu vẫn có thể nối được. Sau ca phẫu thuật kéo dài hơn 11 tiếng, với sự tận tâm của các y, bác sỹ, sự tiến bộ của y học, cánh tay của cháu Bích đã được nối thành công. Anh Đông và anh Giang kể rằng, lúc đó, ở bên ngoài phòng cấp cứu, họ cũng nóng ruột như lửa đốt. Thương cháu bé rơi vào hoàn cảnh đớn đau, họ càng căm giận cái ác và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Sau này, chúng tôi mới được nghe một câu chuyện khá vui về ca trực đầu tiên này. Vì đi gấp theo xe cấp cứu nên các anh chỉ có một bộ quần áo trên người (dính bẩn) và không mang theo tiền nhiều. Gọi điện về báo cáo lãnh đạo thì ngại vì họ biết mọi người đang rất bận. Chẳng còn cách nào, họ đành “vay nóng” tiền của người nhà cháu Bích để mua tạm quần áo và chi dùng. Hôm sau, họ mới nhờ được bạn bè đến đưa tiền trả lại nguyên vẹn và bằng được cho người nhà cháu Bích, dù mọi người đều từ chối lấy lại.

Sáng 5/9, khi chúng tôi có mặt ở Bệnh viện Việt – Đức, gặp được 2 cán bộ trẻ của Công an huyện Lục Nam làm nhiệm vụ bảo vệ cháu Bích. Đó là Thượng úy Phạm Minh Nam và Thiếu úy Nguyễn Đức Dũng. Các anh cũng mặc màu quần áo xanh của bệnh viện, đội mũ như các y, bác sỹ ở đây. Đây là nhóm bảo vệ thứ 3 đến thay ca và đã túc trực ở bệnh viện 5 ngày nay.

Từ khi bắt được hung thủ Lê Văn Luyện, công việc bảo vệ của các anh đỡ áp lực hơn. Phòng điều trị cho cháu được giữ bí mật, chỉ có các y, bác sỹ có nhiệm vụ chăm sóc cho cháu và tổ bảo vệ của Công an huyện Lục Nam được có mặt bên cháu. Các anh phải túc trực 24/24h, đêm hai người phải chia ca ra, ngủ được khoảng 3 tiếng thì lại dậy, thay cho người kia. 5 ngày đêm mà đôi mắt của hai anh trũng sâu, nước da mai mái. Nhưng Thượng úy Nam bảo, mỗi khi nhìn và nghĩ đến hoàn cảnh của cháu Bích, mình lại gắng vượt lên sự mệt mỏi để hoàn thành nhiệm vụ. Cả anh Nam và anh Dũng đều coi Bích như con cháu mình, những lúc rảnh, các anh lại trò chuyện với cháu.

Anh Dũng kể rằng, cháu Bích tuy mới 8 tuổi nhưng là cô bé cực kỳ nghị lực. Cháu hầu như không khóc vì đau đớn.  Cháu bảo với các cô y tá là cháu thích được ở bệnh viện, vì có lẽ ở đây cháu có được cảm giác an toàn sau biến cố quá lớn của gia đình. Khi các cô y tá bảo: “Bích ở đây lâu dài thì không được, phải chuyển sang khoa khác điều trị” thì cháu đề nghị ngay được gặp cấp trên của bệnh viện để xin ở lại. Hiện cháu Bích vẫn chưa biết về việc bố mẹ và em gái đã bị sát hại. Khi cháu hỏi: “Bố mẹ cháu đâu, sao không sang thăm cháu?”, mọi người đành nói bố mẹ cháu cũng bị thương, nhưng đang được điều trị ở bệnh viện khác. Hôm rồi, cháu lại đòi về nhà để bế em, mọi người phải nói đã có bà, các bác bế giúp rồi cháu mới thôi. Nhưng không hiểu vì sao, 4 đêm trở lại đây, đang ngủ, cháu cứ thảng thốt giật mình và khóc nức nở. Các y bác sỹ, các chú Công an phải vào dỗ một lúc cháu mới ngủ lại được. Không biết có phải cháu đã linh cảm những điều không lành xảy ra với gia đình hay những ký ức kinh hoàng về vụ cướp đã quay trở lại ám ảnh giấc ngủ của cháu.

Nhiều người biết tin về vụ cướp tiệm vàng đã rất quan tâm đến số phận cháu Ngọc Bích. Nhiều phóng viên muốn đến lấy tin, một số người cảm thương số phận cháu cũng tìm đến bệnh viện thăm hỏi… Theo yêu cầu của Ban chuyên án, các cán bộ bảo vệ cháu Bích đã dùng mọi biện pháp để ngăn chặn, không cho bất cứ một ai được vào khu vực điều trị cho cháu.

Thiếu úy Dũng kể rằng, ngay chiều 4/9, (thời điểm này một số ít người nhà, thân cận với cháu Bích đã được vào thăm), có một người đàn ông nhiều tuổi, đến tự xưng là ông ngoại của cháu Bích, nhà ở Tân Yên (Bắc Giang) xin vào thăm cháu. Tuy nhiên, với linh tính và nghiệp vụ của mình, anh Dũng đã phát hiện người đàn ông này mạo danh ông ngoại cháu (bởi ông ngoại cháu Bích đã mất). Lý do người đàn ông này muốn tận mắt vào thăm cháu Bích là do… đọc báo, biết tin và muốn được chia sẻ với cháu.

Trưa 5/9, sau khi lãnh đạo Công an huyện Lục Nam đến làm việc và bàn giao việc bảo vệ, trông nom cháu Bích cho người nhà và Bệnh viện Việt – Đức, tổ bảo vệ cháu Bích đã hoàn thành nhiệm vụ và trở về Bắc Giang. Những ngày bảo vệ và chăm sóc cho cháu đã khiến các anh có tình cảm rất đặc biệt, vừa yêu thương, vừa xót xa, vừa cảm phục nghị lực của cô bé. Các anh chỉ biết cầu mong, một ngày nào đó, nếu biết tin dữ về gia đình mình, cháu sẽ vững vàng vượt qua đau thương để tiếp tục sống thay cho cả gia đình…

Theo các bác sỹ, trong trường hợp bị chặt đứt bàn tay như của cháu Bích (hoặc các bộ phận nào đó trên cơ thể), những người xung quanh khi phát hiện nạn nhân, cần bảo quản bộ phận bị đứt lìa như sau: Dùng nước muối Natri 0,9% đóng chai (hoặc nếu không có thì pha nước muối loãng, sạch theo tỷ lệ 9g muối trong 1 lít nước) rửa sạch bộ phận bị chặt đứt, cho vào túi nilon sạch (có thể ngâm trong nước sạch, hoặc nước muối). Sau đó, ngâm túi nilon đựng bộ phận bị chặt đứt vào đá lạnh. Điều quan trọng nhất là phải nhanh chóng đưa nạn nhân và bộ phận bị đứt lìa đã được bảo quản đến cơ sở y tế có chức năng nối ghép. Theo chúng tôi được biết, bàn tay cháu Bích được bảo quản và cấp cứu kịp thời cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giúp các bác sỹ của Bệnh viện Việt – Đức nối thành công tay cho cháu. Hiện tay cháu đã cử động được và dự liệu trong một thời gian ngắn nữa, cháu có thể bắt đầu hoạt động bình thường được.

T.Hòa – P. Thủ

(Theo LeHongAnh)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ lập lực lượng kiểm ngư bảo vệ tàu cá Việt Nam

0 nhận xét

Theo Bộ NN&PTNT, lực lượng kiểm ngư Việt Nam sẽ là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, có chức năng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên các vùng biển Việt Nam. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị phê duyệt đề án “Xây dựng lực lượng kiểm ngư Việt Nam” để sớm thành lập và đưa vào hoạt động tổ chức này.

Tàu Kiểm Ngư SM-115P

Bộ NN&PTNT cho biết, tình hình vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển đang ngày một gia tăng. Đặc biệt tình trạng tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt trộm thủy sản diễn ra thường xuyên với hàng trăm lượt tàu thuyền mỗi ngày. Tình trạng ngư dân Việt Nam bị các nước khác bắt giữ cũng thường xuyên và gia tăng đột biến trong thời gian gần đây. Cụ thể, từ năm 2006 đến nay đã có trên 640 vụ bắt giữ gần 1.200 lượt tàu cá với trên 7.000 ngư dân… Đây là những lý do để cần sớm thành lập lực lượng kiểm ngư Việt Nam.

Theo tờ trình, lực lượng kiểm ngư Việt Nam sẽ là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, có chức năng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên các vùng biển Việt Nam. Nếu được phê duyệt, lực lượng này sẽ được thành lập theo hai cấp Trung ương và địa phương

N.Y.


(Theo www.tolam.net)
Continue reading →