Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Để trả lời cho câu hỏi Tướng Tô Lâm là ai ? Mời bạn đọc theo dõi tiểu sử ngắn về Thứ trưởng Bộ Công an Trung tướng Tô LâmĐọc thêm...

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Sáng 26-4, Bộ Tư lệnh cảnh vệ đã tổ chức lễ công bố thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312. Tới dự buổi lễ có Trung tướng Tô Lâm - Ủy viên Trung ương Đảng - Thứ trưởng Bộ Công anĐọc thêm..

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm dự buổi gặp mặt nhân kỷ niệm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu CAND

Phát biểu tại buổi gặp mặt các thế hệ cán bộ, chiến sỹ làm công tác tham mưu Công an nhân dân, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnhĐọc thêm...

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Sáng 6/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động-Cảnh sát đặc nhiệm. Đây là một trong đơn vị đặc biệt của lực lượng Công anĐọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn xay dung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xay dung. Hiển thị tất cả bài đăng

Xây dựng Học viện An ninh nhân dân thành trung tâm đào tạo trọng điểm của ngành

0 nhận xét

Học viện An ninh nhân dân, tiền thân là Trường Huấn luyện Công an được thành lập ngày 25-6-1946 tại số 15 Trần Bình Trọng, Hà Nội.

Ðây là trường học được thành lập đầu tiên của ngành Công an và đây cũng là một trong những trường học được thành lập sớm nhất của Nhà nước ta kể từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trải qua 65 năm Trường mang nhiều tên gọi khác nhau và tất cả đều mang một tên chung là Trường C500. Trường C500 đã trở thành danh tiếng có uy tín sâu rộng trong toàn ngành Công an và trong toàn xã hội.

1578072743 Xây dựng Học viện An ninh nhân dân thành trung tâm đào tạo trọng điểm của ngành

Học viện An ninh nhân dân và Công an TP Hà Nội ký kết quy chế phối hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Trong chặng đường lịch sử 65 năm, Học viện An ninh luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Ðảng, Nhà nước và Bộ Công an giao phó. Học viện được Ðảng, Nhà nước và ngành Công an tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có một Huân chương Ðộc lập, hai Huân chương Hồ Chí Minh và Danh hiệu “Ðơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới”. Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống của nhà trường, Học viện An ninh rất vinh dự và tự hào được đón nhận Huân chương Sao Vàng, phần thưởng cao quý nhất của Ðảng và Nhà nước ta.

65 năm qua, Học viện An ninh nhân dân luôn luôn giữ vững vai trò đầu đàn, chủ lực đào tạo nhân lực có chất lượng cao cho ngành Công an, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia trong từng giai đoạn cách mạng. Học viện đã đào tạo hàng nghìn cán bộ Công an trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, hàng vạn cán bộ Công an cho chiến trường BCK và bảo vệ miền bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ an ninh trật  tự trong thời kỳ đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập quốc tế.

Năm 1969, Học viện An ninh đào tạo đại học Công an khóa I. Ðây là bước ngoặt lịch sử, đánh dấu một bước đột phá chiến lược phát triển của Học viện An ninh, chuyển từ tư duy và phương pháp đào tạo nghề sang tư duy và phương pháp đào tạo lý luận, nâng cao vị thế Học viện An ninh, hội nhập hệ thống các trường đại học trong cả nước. Năm 1993, Học viện đào tạo thạc sĩ và năm 1996 đào tạo tiến sĩ. Ðến nay, Học viện đã đào tạo được hàng trăm khóa đại học chính quy với hàng vạn học viên; 19 khóa cao học với hơn một nghìn thạc sĩ; 16 khóa nghiên cứu sinh với hơn 100 tiến sĩ. Ðồng thời Học viện cũng đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho hàng nghìn cán bộ lãnh đạo từ cấp quận, huyện, tỉnh, thành phố, các vụ, cục, tổng cục, các trường Công an trong toàn ngành. Ðào tạo được hàng trăm cán bộ có trình độ đại học, trên đại học cho quân đội, các ngành nội chính và quốc tế.

Hầu hết cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp của ngành Công an đều được đào tạo rèn luyện tại Học viện An ninh; có hàng nghìn người trở thành cán bộ cao cấp của Ðảng, Nhà nước, của ngành Công an, là nhà khoa học, nhà giáo, nhà nghiên cứu có uy tín, là tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, là anh hùng, liệt sĩ với chiến công oanh liệt trong chiến đấu bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chất lượng đào tạo của Học viện ngày càng được nâng cao. Trong các kỳ thi học sinh giỏi của Bộ Công an, trong nước và quốc tế, Học viện An ninh nhân dân luôn luôn được đánh giá cao. Học viên theo học tại Học viện An ninh đều được tuyển chọn kỹ càng, chất lượng thi đầu vào rất cao. Quá trình học tập tại Trường được quản lý giáo dục rất chặt chẽ theo điều lệnh Công an nhân dân. Chế độ thi cử  được thực hiện nghiêm ngặt, khách quan.

Học viện An ninh nhân dân từ khi thành lập cho đến nay luôn luôn là một trung tâm nghiên cứu khoa học lớn và có uy tín của ngành Công an. Ðội ngũ cán bộ, giáo viên của Học viện luôn là lực lượng đi tiên phong và đóng vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học, là lực lượng nòng cốt tổng kết xây dựng lý luận nghiệp vụ Công an nhân dân. Có thể khẳng định rằng, chỉ trong vòng 65 năm, một khoảng thời gian không dài so với yêu cầu phát triển lĩnh vực lý luận của một ngành học đặc thù, bí mật, ít có điều kiện tham khảo quốc tế mà chúng ta đã tổng kết xây dựng được một hệ thống lý luận nghiệp vụ an ninh hội đủ ba cấp học cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ như ngày hôm nay là một thành tựu lớn của ngành Công an, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Học viện An ninh nhân dân. Học viện luôn xác định nghiên cứu khoa học là công tác trọng tâm cơ bản, là con đường phát triển bền vững, lâu dài của Học viện. Ðến nay Học viện đã nghiên cứu hàng nghìn công trình khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở phục vụ chiến đấu, xây dựng lực lượng Công an nhân dân và xây dựng phát triển lý luận nghiệp vụ an ninh, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên và nâng cao chất lượng đào tạo.

Học viện An ninh nhân dân cũng luôn luôn coi trọng và đầu tư cao nhất cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục, bảo đảm yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học trong từng thời kỳ phát triển của Học viện. Ðội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục của Học viện có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn luôn trung thành với Ðảng, Nhà nước và dân tộc, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn vững vàng. Ðội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục của học viện là lực lượng chủ đạo, quyết định làm nên môi trường giáo dục lành mạnh của Học viện. Ðây chính là danh tiếng của Học viện, là niềm tự hào của những ai được học tập, công tác tại Học viện An ninh nhân dân. Hiện nay, Học viện An ninh nhân dân đã đào tạo và xây dựng được một đội ngũ giáo viên, quản lý giáo dục đạt tiêu chuẩn của một trường đại học tiên tiến, có hơn 50% số cán bộ, giáo viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư, có học vị tiến sĩ, thạc sĩ, có đủ khả năng đào tạo ba cấp học cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, dù trong thời chiến tranh hay khi đất nước gặp khó khăn, tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, đe dọa đến an ninh quốc gia, song Học viện An ninh nhân dân luôn luôn được Ðảng, Nhà nước và ngành Công an đặc biệt quan tâm ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng Học viện trở thành trường đại học đầu đàn của ngành Công an. Cơ sở vật chất của Học viện không ngừng phát triển. Hiện tại Học viện có một hệ thống cơ sở vật chất  tương đối hiện đại đủ khả năng đào tạo đại học, sau đại học cho ngành Công an và cho xã hội. Các tổ chức Ðảng và quần chúng trong Học viện không ngừng được kiện toàn và phát triển, hoạt động có kỷ luật chặt chẽ và có chất lượng cao.

Những thành quả của Học viện An ninh nhân dân đã xây dựng được trong 65 năm qua là rất to lớn, được Ðảng, Nhà nước và ngành Công an ghi nhận và đánh giá cao. Ðây là công sức đóng góp của các thế hệ cán bộ, giáo viên và học viên của Học viện, là tiền đề vững chắc, là cơ sở bảo đảm cho Học viện phát triển nhanh, bền vững và xây đắp nên truyền thống vẻ vang của Học viện. Trước hết, đó là truyền thống về lòng trung thành tuyệt đối của các thế hệ cán bộ, giáo viên, học viên của Học viện An ninh nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước và dân tộc Việt Nam; là tinh thần đoàn kết, thống nhất về tư tưởng và  hành động, sống nhân ái, thủy chung với đồng đội, là đức cần cù, tận tâm với công việc, sáng tạo trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu, sống có tổ chức, có kỷ luật và có văn hóa cao.

Toàn thể cán bộ, giáo viên và học viên Học viện An ninh nhận thức sâu sắc rằng, những thành tựu đạt được của Học viện trong 65 năm là to lớn và quan trọng. Song trước mắt và lâu dài nhiệm vụ đào tạo, xây dựng lực lượng Công an đối với Học viện còn rất nặng nề. Ðể phấn đấu xây dựng Học viện An ninh nhân dân trở thành trung tâm đào tạo đại học trọng điểm của ngành, của quốc gia vào năm 2015 – 2020 Học viện còn rất nhiều công việc quan trọng, cấp bách phải làm. Dưới ánh sáng Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết 14 của Chính phủ về đổi mới căn bản toàn diện đại học Việt Nam và chương trình phát triển giáo dục đào tạo của lực lượng Công an nhân dân 2010 – 2020, phát huy truyền thống anh hùng của Học viện, chúng ta tin tưởng rằng dù khó khăn đến mấy, Học viện An ninh nhân dân cũng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Ðảng, Nhà nước và ngành Công an giao phó.

NGND, Trung tướng, PGS, TS qlPHAN ÐỨC DƯ


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Lữ đoàn Hải quân đánh bộ sẵn sàng chi viện bảo vệ Trường Sa

0 nhận xét

Là đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, cơ động chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 sẵn sàng chi viện bảo vệ Trường Sa khi có lệnh.

Hơn 30 năm qua, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 không ngừng được xây dựng vững mạnh, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng cơ động chiến đấu, bảo vệ vùng biển đảo Đông Bắc, kịp thời chi viện lực lượng phòng thủ, bảo vệ các vùng biển, đảo xung yếu của Tổ quốc.

Lữ đoàn 147 còn là cái nôi huấn luyện chiến sỹ mới, hạ sỹ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân chủng Hải quân.

Đơn vị được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì, hạng ba và nhiều năm liền được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân tặng cờ thi đua quyết thắng.

Cùng lăn lộn trên thao trường, bãi tập với cán bộ, chiến sĩ của đơn vị mới thấu hiểu thêm chất thép trong những người lính thủy đánh bộ, được ví như “quả đấm thép của Hải quân”, đã ra quân là thắng trận.

Khẩu đội pháo phòng không 37mm

Khẩu đội pháo phòng không 37mm

Tập trung cao độ, sục sạo tìm mục tiêu trong huấn luyện

Tập trung cao độ, sục sạo tìm mục tiêu trong huấn luyện

Tiểu đoàn xe thiết giáp trước giờ cơ động

Tiểu đoàn xe thiết giáp trước giờ cơ động

Tiểu đoàn tăng thiết giáp trên đường cơ động

Tiểu đoàn tăng thiết giáp trên đường cơ động

Triển khai vượt sông, hồ…

Triển khai vượt sông, hồ…

Bộ binh của Hải quân đổ bộ lên đảo

Bộ binh của Hải quân đổ bộ lên đảo

Trung đội tăng hải quân đổ bộ, tiến công đánh chiếm đảo

Trung đội tăng hải quân đổ bộ, tiến công đánh chiếm đảo

Xung phong

Xung phong

Luôn sẵn sàng ra vùng sóng gió, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc

Luôn sẵn sàng ra vùng sóng gió, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc

Lính thủy đánh bộ cơ động lên tàu

Lính thủy đánh bộ cơ động lên tàu

Các thế hệ nối tiếp nhau viết nên truyền thống vẻ vang của đơn vị

Các thế hệ nối tiếp nhau viết nên truyền thống vẻ vang của đơn vị

Đoàn Lan

(Theo Vietnamnet)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Đồng chí Ngô Văn Dụ kiểm tra việc triển khai xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nam Định

0 nhận xét

Trong các ngày 10 và 11-6-2011, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) do đồng chí Ngô Văn Dụ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Phó trưởng Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn đã về làm việc tại tỉnh ta.

Tiếp đón Đoàn, về phía tỉnh ta có các đồng chí: Phạm Hồng Hà, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Khắc Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

ngo van du

Đồng chí Ngô Văn Dụ phát biểu trong buổi làm việc tại xã Hải Đường

Đồng chí Nguyễn Văn Tuấn đã báo cáo với Đoàn công tác về kết quả xây dựng NTM của tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 96 xã, thị trấn xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015, trong đó có 1 xã điểm của Trung ương và 10 xã điểm của tỉnh. Năm 2011, UBND tỉnh đã hỗ trợ Chương trình xây dựng NTM 125,763 tỷ đồng, trong đó 10 xã điểm của tỉnh, mỗi xã được hỗ trợ

2 tỷ đồng; 85 xã, thị trấn còn lại mỗi xã hơn 1 tỷ đồng. Đến nay, có 3 xã, thị trấn đạt 11-13 tiêu chí, bằng 3,1%; 67 xã, thị trấn đạt 6-10 tiêu chí, bằng 69,8%; 26 xã đạt dưới 6 tiêu chí, bằng 27,1%. Xã Hải Đường (Hải Hậu) là xã điểm của toàn quốc xây dựng NTM đã hoàn thành quy hoạch xây dựng NTM, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ bản hoàn thành quy hoạch sử dụng đất. Tại 10 xã điểm của tỉnh đều hoàn thành quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và quy hoạch xây dựng NTM, đã huy động được gần 78 tỷ đồng đóng góp của nhân dân và cộng đồng xây dựng NTM. Tại 85 xã, thị trấn còn lại đã thành lập Ban Chỉ đạo, ban quản lý xây dựng NTM, đã hoàn thành điều tra, đánh giá thực trạng nông thôn. Đối với 11 xã thí điểm Chương trình xây dựng NTM (của Trung ương và của tỉnh) mỗi xã tổ chức 3 lớp dạy nghề (35 người/lớp); các xã, thị trấn còn lại mỗi xã tổ chức được 2 lớp… Trong thời gian tới, nhiệm vụ xây dựng NTM tiếp tục tập trung cho công tác tuyên truyền các chủ trương, cơ chế chính sách, trách nhiệm và quyền lợi của người dân trong xây dựng NTM, huy động cả hệ thống chính trị, tăng cường sự hướng dẫn của các cấp, các ngành; đẩy mạnh triển khai xây dựng các hạng mục cơ bản theo đề án; triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ các cấp làm công tác xây dựng NTM và đào tạo nghề cho lao động nông thôn; khuyến khích, vận động các doanh nghiệp mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh về vùng nông thôn. Tỉnh đề nghị Trung ương tăng cường tuyên truyền các cách làm hay về Chương trình xây dựng NTM để các địa phương học tập, nhân ra diện rộng; Nhà nước sớm nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai tạo điều kiện cho việc tích tụ ruộng đất để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá; đề nghị Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Quốc gia xây dựng NTM, các bộ, ngành Trung ương có cơ chế khuyến khích các địa phương tích cực xây dựng NTM qua việc hỗ trợ kinh phí hàng năm; Chính phủ có chính sách tín dụng ưu đãi…

Tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ nêu rõ định hướng chỉ đạo của tỉnh trong Chương trình xây dựng NTM: Tỉnh quyết tâm làm tốt Chương trình xây dựng NTM, đầu tư nguồn vốn cho các xã, có bước đi chắc chắn, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, nhân dân. Tiếp tục tạo sự chuyển biến mới về tuyên truyền, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; tập trung cho công tác đào tạo phát triển nghề, khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các cơ sở sản xuất ở nông thôn, phát triển củng cố làng nghề, nhân cấy nghề mới. Tập trung giải quyết các vấn đề của sản xuất nông nghiệp. Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng NTM, tập trung nhân rộng các mô hình điển hình trong tỉnh. Đồng chí đề nghị Trung ương giao cho địa phương chủ động trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Ngô Văn Dụ biểu dương kết quả xây dựng NTM tỉnh ta đã đạt được trong thời gian qua. Tỉnh đã thực hiện chủ trương xây dựng NTM với tinh thần chủ động, đúng hướng, kịp thời, được thể hiện trên nhiều mặt: Công tác khảo sát, quy hoạch; lựa chọn các xã, thị trấn xây dựng NTM và giao trách nhiệm cho các xã, thị trấn. Chủ động công việc xây dựng NTM phù hợp với thực tế địa phương. Đồng chí đề nghị tỉnh trong thời gian tới cần khảo sát, đánh giá kỹ một số tiêu chí cần thiết để định ra cách làm cụ thể; tập trung xử lý một số vướng mắc thuộc thẩm quyền của tỉnh như: dồn điển đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bố trí ngành nghề sản xuất… Tỉnh cần coi trọng công tác sơ kết, tổng kết, phát hiện nhân tố mới để biểu dương, khen thưởng và nhân rộng. Đồng chí chỉ rõ: Xây dựng NTM để nhân dân được hưởng thành quả của công cuộc đổi mới nhưng phải khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại; Chương trình xây dựng NTM phải tạo ra động lực mới trong nông dân. Đồng chí ghi nhận, nghiên cứu một số đề nghị của tỉnh.

Trước đó, ngày 10-6-2011, đồng chí Ngô Văn Dụ và Đoàn công tác của Trung ương đã về kiểm tra Chương trình xây dựng NTM tại xã điểm Hải Đường. Đến nay, Hải Đường đã đạt 13 tiêu chí (tăng 8 tiêu chí so với trước khi thực hiện đề án NTM). Xã phấn đấu năm 2011 đạt thêm 3 tiêu chí: thủy lợi, cơ sở vật chất văn hoá, văn hoá. Hải Đường đã quy hoạch vùng sản xuất lúa 450ha, vùng sản xuất lúa đặc sản chất lượng cao 45ha, 35ha vùng sản xuất vụ đông, 70ha trang trại chăn nuôi tập trung; điểm sản xuất CN-TTCN tập trung 3ha. Cty cổ phần đầu tư Hải Đường đầu tư 18,6 tỷ đồng xây dựng nhà máy may công nghiệp tạo việc làm cho 400 lao động. Phát triển thêm các nghề mới: thêu ren, đan bẹ chuối, thảm cói, trồng cây cảnh góp phần giải quyết việc làm cho 1.500 lao động trong xã với thu nhập bình quân từ 800 nghìn đồng đến 2 triệu đồng/người/tháng. Tổng nguồn vốn đã huy động trong Chương trình xây dựng NTM đến nay đạt trên 81,6 tỷ đồng.

Đồng chí Ngô Văn Dụ đã đến thăm, động viên cán bộ, công nhân, lao động ở Cty cổ phần đầu tư Hải Đường./.

Theo PV.


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →