Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Để trả lời cho câu hỏi Tướng Tô Lâm là ai ? Mời bạn đọc theo dõi tiểu sử ngắn về Thứ trưởng Bộ Công an Trung tướng Tô LâmĐọc thêm...

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Sáng 26-4, Bộ Tư lệnh cảnh vệ đã tổ chức lễ công bố thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312. Tới dự buổi lễ có Trung tướng Tô Lâm - Ủy viên Trung ương Đảng - Thứ trưởng Bộ Công anĐọc thêm..

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm dự buổi gặp mặt nhân kỷ niệm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu CAND

Phát biểu tại buổi gặp mặt các thế hệ cán bộ, chiến sỹ làm công tác tham mưu Công an nhân dân, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnhĐọc thêm...

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Sáng 6/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động-Cảnh sát đặc nhiệm. Đây là một trong đơn vị đặc biệt của lực lượng Công anĐọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lòng dân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lòng dân. Hiển thị tất cả bài đăng

Interpol Việt Nam – Cầu nối phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia

0 nhận xét

Đại tá Đặng Xuân Khang (Chánh Văn phòng Interpol Việt Nam)

Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Bộ Công an và Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Interpol Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an tiến hành khai thác nhiều tài liệu thông tin về tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam nhằm trao đổi và cập nhật những thông tin mới nhất về các loại tội phạm mới đang nổi lên. Đồng thời phối hợp xác minh, phát hiện và triệt phá nhiều vụ án mang tính xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam.

Đoàn đại biểu Cảnh sát Việt Nam do Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm dẫn dầu dự Hội nghị ASEANAPOL 31.

Đoàn đại biểu Cảnh sát Việt Nam do Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm dẫn dầu dự Hội nghị ASEANAPOL 31.

Hai mươi năm thành lập và trưởng thành, Văn phòng Interpol Việt Nam đã khắc phục nhiều khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với những chiến công đã được Đảng, Nhà nước và Bộ Công an ghi nhận, Interpol Việt Nam xứng đáng là cầu nối giữa lực lượng Cảnh sát Việt Nam và Cảnh sát các nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.

Đầu những năm 90 thế kỷ trước, tình hình tội phạm nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia có xu hướng gia tăng, đặc biệt là các loại tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy, lừa đảo, tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, tội phạm rửa tiền, tội phạm công nghệ cao… Trước yêu cầu thực tiễn của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, ngày 28/5/1993, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký Quyết định thành lập Văn phòng Interpol Việt Nam trực thuộc Tổng cục Cảnh sát (nay là Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm). Với tổ chức ban đầu chỉ là một tổ thuộc Cục Cảnh sát tham mưu phòng chống tội phạm, Văn phòng Interol Việt Nam đã từng bước khắc phục nhiều khó khăn, vướng mắc để hoàn thiện tổ chức, bộ máy để xứng tầm với vị trí là cơ quan đầu mối trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm của CAND nói chung và Cảnh sát Việt Nam nói riêng.

Từ khi thành lập đến nay, Interpol Việt Nam đã hợp tác có hiệu quả với các Bộ, ngành, cơ quan trong nước và các đối tác nước ngoài như Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của Liên hiệp quốc (UNODC), đại diện Cảnh sát Mỹ, Australia, Anh, Hàn Quốc về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.

Thông qua những thông tin từ Interpol, Interpol Việt Nam đã rà soát, đánh giá, tổng kết nhằm phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước để chủ động phòng ngừa, đấu tranh đạt hiệu quả. Đồng thời tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an phối hợp với các ban và xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia như cung cấp thông tin về hoạt động có dấu hiệu trái pháp luật, lừa đảo, rửa tiền, những vấn đề phức tạp liên quan đến doanh nghiệp, tình hình, hoạt động của các loại tội phạm hình sự, ma túy để chủ động phối hợp phòng ngừa, đấu tranh đạt hiệu quả cao.

Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Bộ Công an và Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Interpol Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an tiến hành khai thác nhiều tài liệu thông tin về tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam nhằm trao đổi và cập nhật những thông tin mới nhất về các loại tội phạm mới đang nổi lên. Đồng thời phối hợp xác minh, phát hiện và triệt phá nhiều vụ án mang tính xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam.

Trong 20 năm qua, mối quan hệ phối hợp giữa Interpol Việt Nam và các nước  thành viên đã đạt được nhiều kết quả đáng kích lệ, góp phần vào việc kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm có yếu tố nước ngoài liên quan đến Việt Nam. Từ năm 1991 đến nay, Interpol Việt Nam đã phối hợp với lực lượng chức năng xác minh làm rõ nhân thân lai lịch, tiền án, tiền sự, hoạt động phạm tội của trên 1.000 đối tượng liên quan đến các chuyên án lớn về hình sự của các đơn vị nghiệp vụ, Công an địa phương, Cảnh sát các nước. Tham gia phối hợp điều tra, xác minh hơn 2.500 vụ việc liên quan đến hoạt động phạm tội giết người, cướp tài sản, nhập cư bất hợp pháp, mua bán người, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia… Đồng thời hỗ trợ cho các đơn vị chức năng mở rộng điều tra vụ án, phát hiện và bắt giữ những đối tượng liên quan đến các vụ án ở trong ngoài nước, tạo điều kiện cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm.

Nhờ công tác phối hợp đấu tranh qua kênh Interpol, lực lượng Cảnh sát Việt Nam cùng các cơ quan chức năng trong nước và nước ngoài điều tra, khám phá nhiều vụ án kinh tế nghiêm trọng, đặc biệt đã phát hiện và điều tra 30.863 vụ việc có dấu hiệu phạm tội có yếu tố nước ngoài với 33.834 đối tượng. Điển hình như vụ Dương Thị Thanh Nhàn chiếm đoạt 132.500.000.000 đồng và 530.000 USD bỏ trốn sang Macao. Do Việt Nam và Macao chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự và Hiệp định dẫn độ, nên Interpol Việt Nam đã đề nghị cơ quan xuất nhập cảnh Macao trục xuất Nhàn về Việt Nam để bắt giữ.

Trong khuôn khổ hợp tác Interpol, ASEANAPOL, Interpol Việt Nam đã chủ động tiến hành công tác thu thập thông tin liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tham mưu cho lãnh đạo các cấp những vấn đề mang tính chiến lược trong công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trong tình hình mới. Văn phòng Interpol Việt Nam đã nối mạng với hệ thống thông tin cảnh sát toàn cầu I 24/7 đã giúp cho việc trao đổi thông tin, thu thập tài liệu một cách tiện ích, an toàn, phục vụ linh hoạt hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Để phục vụ lâu dài yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, Interpol Việt Nam đã tích cực xây dựng những phần mềm, hệ thống quản lý dữ liệu thông tin nghiệp vụ, hệ thống quản lý các đối tượng có lệnh truy nã của Interpol, hệ thống lưu trữ các đối tượng  theo hệ, loại đối tượng, đáp ứng yêu cầu của công tác lưu trữ, khai thác thông tin về các vụ việc liên quan đến tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài để phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Quá trình 20 năm thành lập và phát triển, Interpol Việt Nam thực sự phát huy vai trò của mình là cơ quan đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin trong hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia với các lực lượng chức năng khác. Là đơn vị tổ chức, tiếp nhận các thông tin, yêu cầu, thông báo về tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, Interpol Việt Nam đã tranh thủ sự hợp tác tích cực của lực lượng Cảnh sát các nước là thành viên của Interpol trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm một cách có hiệu quả. Thông qua kênh Interpol, Interpol Việt Nam đã chủ động, sáng tạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác, đồng thời coi trọng việc dự báo, nắm bắt tình hình tội phạm xuyên quốc gia trong nước và quốc tế để kịp thời tham mưu, đề xuất với lãnh đạo các cấp đưa những quyết sách, đối sách phù hợp trong từng loại tội phạm, xu hướng tội phạm có liên quan đến Việt Nam, phục vụ đắc lực cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với sự đóng góp tích cực vào hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm, Văn phòng Interpol Việt Nam đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Chiến công hạng ba và nhiều cờ, Bằng khen của Chính phủ…

Đ.X.K.

(Theo CAND)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Bộ Công an biểu dương Công an TP Hà Nội về sáng kiến gìn giữ an ninh trật tự

0 nhận xét

Lãnh đạo Bộ sẽ chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội nhân rộng sáng kiến, kinh nghiệm của Công an TP Hà Nội.

Ngày 18/10, đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi đồng chí Giám đốc Công an TP Hà Nội.

Các Tổ công tác đặc biệt đã phát hiện, kịp thời bắt giữ, xử lý 4.559 trường hợp vi phạm pháp luật và vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

Các Tổ công tác đặc biệt đã phát hiện, kịp thời bắt giữ, xử lý 4.559 trường hợp vi phạm pháp luật và vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, tháng 7/2011, Công an TP Hà Nội đã thành lập các Tổ công tác đặc biệt, gồm các lực lượng Cảnh sát Giao thông, Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Hình sự tổ chức cắm chốt và tuần tra lưu động tại những địa bàn phức tạp để phối hợp kiểm tra, xử lý các đối tượng điều khiển mô tô, xe máy lạng lách, đánh võng, đua xe, gây tai nạn giao thông, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, có mang theo vũ khí gây án nghiêm trọng, có hành vi côn đồ hung hãn…

Qua 2 tháng triển khai thực hiện kế hoạch, các Tổ công tác đặc biệt đã phát hiện, kịp thời bắt giữ, xử lý 4.559 trường hợp vi phạm pháp luật và vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tạm giữ 29 xe ô tô, 2.748 xe mô tô, 771 bộ giấy tờ, thu giữ 1 khẩu súng K54 có 6 viên đạn, 6 khẩu súng tự chế, 27 bình xịt hơi cay, 8 khóa số 8, 37 dùi cui các loại, 110 dao kiếm, 32,406 gam ma túy tổng hợp, thuốc gây nghiện, 9,871 gam cần sa…, khởi tố 42 vụ án.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các đồng chí đã chấp hành nghiêm túc điều lệnh Công an Nhân dân, có tác phong, thái độ đúng mực, đảm bảo an toàn cho cán bộ, chiến sỹ và người tham gia giao thông.

Bộ Công an đánh giá đây là một sáng kiến trong việc chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công trấn áp các loại tội phạm, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố. Tới đây, lãnh đạo Bộ sẽ chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội nhân rộng sáng kiến, kinh nghiệm của Công an TP Hà Nội cho Công an các địa phương khác thực hiện.

Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị Công an TP Hà Nội tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ huy, xiết chặt kỷ cương, kỷ luật, nâng cao ý thức chấp hành mệnh lệnh chiến đấu và chấn chỉnh tư thế, tác phong, xây dựng văn hóa giao tiếp, ứng xử với nhân dân; đồng thời bố trí lực lượng đủ mạnh, được trang bị vũ khí, phương tiện cần thiết để trấn áp mạnh mẽ các loại tội phạm, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

Công Gôn

(Theo Chinhphu)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Ưu tiên cải cách tiền lương và chống tham nhũng”

0 nhận xét

Trước bức xúc của cử tri về lạm phát ngày càng tăng cao và tiền lương của cán bộ công nhân viên quá thấp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, trong kỳ họp Quốc hội sắp tới sẽ ưu tiên chống lạm phát và cải cách tiền lương.

Ngày 18/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu Quốc hội khóa 13 đã có buổi tiếp xúc tại quận 3 và 4 (TP HCM) để báo cáo với cử tri nội dung sẽ đưa ra bàn bạc tại kỳ họp Quốc hội sắp tới và lấy ý kiến của người dân về vấn đề này.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi với cử tri quận 4.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi với cử tri quận 4.

Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri bày tỏ mức lương của cán bộ, công nhân viên chức quá thấp, không công bằng và chưa hợp lý. Ông Ngô Quốc Trị đề nghị trong kỳ họp tới, Quốc hội phải cải cách tiền lương theo hướng tăng hợp lý. Cử tri này lấy ví dụ, một ông chủ tịch phường có thâm niên làm việc 20-25 năm, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao mà mức lương còn thấp hơn một công nhân điện. “Như thế là chưa hợp lý và nếu cứ để tình trạng này diễn ra thì làm sao thu hút và sử dụng được nhân tài?”, cử tri Trị băn khoăn.

Vấn đề chống tham nhũng cũng được cử tri hai quận quan tâm. Ông Lê Văn Tài cho rằng, việc chống tham nhũng hiện nay không hiệu quả và cần có những thay đổi. “Sở hữu cá nhân và sở hữu nhà nước là hoàn toàn khác nhau. Người ta sẵn sàng lấy của nhà nước thành sở hữu cá nhân. Đó là miếng đất màu mỡ cho tham nhũng. Do vậy biện pháp tốt nhất, hiệu quả nhất là phải hạn chế tối đa sở hữu nhà nước và theo phương châm là cái gì dân làm được thì nhà nước không làm. Nhà nước làm cái gì mà dân không làm được để phục vụ quốc kế dân sinh”, ông Tài nói.

Ghi nhận những ‎ý kiến đóng góp của người dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định vấn đề chống lạm phát, cải cách tiền lương sẽ là ưu tiên hàng đầu của Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.

Chủ tịch nước cho rằng, mặc dù hiện nay lạm phát còn cao nhưng xu hướng đang giảm dần và cố gắng đến năm sau giảm xuống còn một con số. “Cuối năm nay nếu điều hành tốt thì lạm phát cũng còn ở mức 17 đến 18%, chắc chắn không thể nào thấp hơn con số này. Kỳ này sắp tới, Quốc hội sẽ thông qua kế hoạch 5 năm, trong đó cố gắng phấn đấu đến năm 2015 lạm phát sẽ giảm xuống còn 5 đến 7%”, Chủ tịch nước khẳng định.

Về chống tham nhũng, Chủ tịch Trương Tấn Sang cho biết, mọi công việc đang triển khai và mong bà con bình tĩnh. “Những vụ án lớn như Vinashin cũng sẽ được xử lý nghiêm theo pháp luật và đảm bảo vụ án lớn này không bị chìm xuồng”, Chủ tịch nước nói.

Một cử tri kiến nghị với Chủ tịch nước.

Một cử tri kiến nghị với Chủ tịch nước.

Ngoài bức xúc trước tham nhũng, lạm phát và mức lương chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống… nhiều bậc phụ huynh còn tỏ thái độ lo lắng trước việc học sinh tiểu học phải mang chiếc cặp nặng trĩu trên vai với hàng chục quyển sách vở. Ông Nguyễn Tấn Phát lấy dẫn chứng từ việc con trai ông đang học lớp 3, khi đi học thường mang theo khoảng 10 quyển sách vở, chưa kể bảng, hộp bút, bút màu, nước uống… “Bình thường hôm nào trong cặp của cháu cũng lên đến 5-6 kg không kể nước uống, sữa… Có hôm tôi thấy cặp cháu phồng to nên đem ra cân thì được hơn 10 kg. Choáng váng không thể tưởng được”, ông nói.

Cử tri này đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội nên giám sát thực tế tại các trường tiểu học ở TP HCM và kiến nghị với Chính phủ có những giải pháp giảm tải chương trình học quá nhiều cho học sinh tiểu học.

Trả lời bức xúc của cử tri, Chủ tịch nước cho biết sẽ cùng với tổ đại biểu Quốc hội chọn một địa điểm cụ thể để giám sát. “Đi xuống dân mà không có vấn đề gì thì cuối cùng cũng chỉ thăm hỏi sức khỏe rồi về. Dân khen là sâu sát nhưng không giải quyết được gì cả. Nhưng tôi với các đại biểu Quốc hội phải chọn những vấn đề sát sườn lấy từ những kiến nghị của cử tri để giám sát”, ông Trương Tấn Sang nói.

Chủ tịch nước gợi ý sẽ chọn phản ánh của phụ huynh về việc học sinh đeo trên người hơn 10 kg sách vở để “thị sát”. “Có khi tôi mời thêm anh em trong Bộ Giáo dục cùng đi để xem vì sao nói mãi mà không được hay phải đem theo từng đó cân sách trên lưng mới có trí tuệ?”, Chủ tịch nói.

Tá Lâm

(Theo VNexpress)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chính quyền nỗ lực hơn giúp bà con thoát nghèo

0 nhận xét

Ngày 16-10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và kiểm tra công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội tại xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đây là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Sơn với hơn 5.700 nhân khẩu, gồm 3 dân tộc: Mường, Kinh, Dao sinh sống. Hiện xã còn 4/14 khu chưa có điện, tình trạng tái nghèo tại các cụm thôn bản vùng sâu vẫn còn phổ biến.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và kiểm tra công tác xóa đói giảm nghèo

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và kiểm tra công tác xóa đói giảm nghèo

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm hỏi bà con về tình hình sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, vai trò của các đoàn thể phụ nữ, cựu chiến binh, nông dân trong giúp nhau phát triển kinh tế. Chủ tịch nước biểu dương Đảng bộ, chính quyền xã đã thống nhất cao trong nhận thức về cuộc vận động “Vì người nghèo”, từ đó lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ nghèo từ 50% giai đoạn 2000 – 2005 xuống còn 20% hiện nay. Những nỗ lực đó đã làm chuyển biến đời sống kinh tế – xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với Đảng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân ở nơi bà con dân tộc chung sống.

Chủ tịch nước căn dặn, Xuân Đài là xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Sơn, Đảng bộ, chính quyền xã cần quan tâm sâu sát để có hình thức trợ giúp bà con hiệu quả. Những tấm gương điển hình cùng những kinh nghiệm hay cần được phổ biến, tuyên truyền vận động để nhân rộng; những hộ nghèo thiếu vốn làm ăn cần được tiếp cận nguồn kinh phí; những hộ chưa có kinh nghiệm sản xuất cần được hướng dẫn, cung cấp thông tin. Ngoài ra, liên kết giữa nhà nông với nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trong việc chung tay hưởng ứng cuộc vận động “Vì người nghèo” cần được thúc đẩy chặt chẽ hơn. Chủ tịch nước lưu ý, trong 10 năm tới, tốc độ công nghiệp hóa, mức sống và hạ tầng ở các đô thị sẽ tăng nhanh, cần có những giải pháp hiệu quả trợ giúp người dân vùng nông thôn, góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo…

Dịp này, Chủ tịch nước đã đến thăm Bà mẹ Việt Nam anh hùng Hà Thị Gấm và một số gia đình thuộc đối tượng chính sách, làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.

PV

TTXVN


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế đến với bà con vùng lũ Đồng Tháp

0 nhận xét

Trong 3 ngày (từ ngày 10 đến 12/10), Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế (Save the Children) phối hợp cùng với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đồng Tháp đã trao 900 thùng hàng gia đình, 900 gói đồ dùng học tập, 630 suất tiền mặt và hơn 1.000 gói đồ dùng vệ sinh cá nhân cho các hộ dân nghèo, hộ dân bị ảnh hưởng lụt lũ tại các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông và thị xã Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát phòng chống lũ lụt tại một số tỉnh phía Nam

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát phòng chống lũ lụt tại một số tỉnh phía Nam

Trước đó, chiều 10/10, đoàn cũng đã đến thăm và trao 100 phần quà cho các gia đình nghèo và gia đình bị ảnh hưởng lũ lụt của xã An Bình B (thị xã Hồng Ngự). Tổng kinh phí hỗ trợ cho người vùng lũ đợt này, do tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế trao tặng ở tỉnh Đồng Tháp là 1,8 tỷ đồng.

Vừa qua Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý tỉnh Đồng Tháp cũng đã đến thăm và trao tiền, quà hỗ trợ cho các nhóm giữ trẻ cộng đồng vùng lũ tại các xã Hòa Bình (Tam Nông), xã An Phước (Tân Hồng), xã Thường Phước 2, Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự) và điểm ấp Bình Thành B (thị xã Hồng Ngự) với tổng kinh phí là 55 triệu đồng.

Theo báo cáo nhanh của BCH PCLB & TKCN tỉnh Đồng Tháp, con số thiệt hại về tài sản do mưa lũ gây ra ở tỉnh Đồng Tháp đến nay đã vượt con số 833 tỷ đồng… Vì vậy, rất cần những tấm lòng hảo tâm của các Mạnh Thường Quân cùng chung tay giúp đỡ người dân vùng lũ vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống

Văn Vĩnh

(Theo CAND)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Những chiến sĩ Công an quên mình trên dòng nước lũ

0 nhận xét

Đây không phải là năm đầu tiên Trung úy Phạm Đức Thái – Đội CSGT huyện Minh Hoá, Quảng Bình lái ca nô đi giúp dân vùng lũ. Mùa mưa lũ các năm trước, anh cũng đã dũng cảm cứu được hàng trăm người dân thoát khỏi thủy thần. Đó không chỉ là niềm vui riêng mà của nhiều cán bộ, chiến sỹ khác, những người đã quên mình trong lũ để bảo đảm sự sống cho nhân dân.

Chiếc ca nô chao đảo lao giữa dòng nước xiết lẫn trong đó là củi, gỗ, rác thành một thứ hỗn tạp đầy hiểm nguy, thế nhưng với kinh nghiệm, bản lĩnh, luôn giữ vững tay lái khéo léo điều khiển ca nô băng dòng nước xiết lần lượt đưa hàng trăm người dân đến nơi an toàn, giây phút đó đã khiến chúng tôi và người dân không khỏi cảm phục trước hình ảnh người chiến sỹ Công an vượt lũ để đưa người dân đến nơi an toàn.

Có lẽ không năm nào huyện trũng Minh Hóa, Quảng Bình lại thoát được lũ, lụt, cứ đến hẹn lại lên, hết năm này đến năm khác, lũ, lụt liên tiếp đe dọa. Trong mấy ngày qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 5, trên địa bàn huyện Minh Hóa có mưa to đến rất to, đặc biệt là ngày 30/9, mưa lớn kéo dài liên tục khiến cho mực nước sông Dinh lên rất nhanh.

Chỉ trong một thời gian ngắn, nước đã ngập hàng trăm hộ dân xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa. Con đường duy nhất về xã bị chia cắt tại ngầm tràn Thanh Long về các thôn Kim Bảng. Nước lũ cô lập khiến hàng trăm giáo viên, học sinh, cán bộ và người dân không thể về nhà và đang cần được cứu giúp. Hai bên bờ sông, hàng trăm gia đình đứng thấp thỏm trông tin người thân… nhiều người nghĩ đến trận lũ vào tháng 10/2010 nơi đây, cả một vùng không thấy mái của ngôi nhà nào, chỉ mông mênh nước lũ.

Sau khi nhận lệnh từ Ban chỉ huy Công an huyện khẩn cấp cứu người, một tổ cứu hộ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thượng tá Lê Thanh Hòa – Phó trưởng Công an huyện đã khẩn trương có mặt. Khoảng 12h30, các anh đã có mặt tại xã Minh Hóa. Khi đến vị trí ngầm Thanh Long thì nước chảy xiết nên việc hạ ca nô là điều không thể. Lực lượng cứu hộ tiếp tục tăng bo ca nô đi một đoạn đường dài chừng 3km đến thôn Lạc Thiện. Tại đây, hàng trăm con người đứng chờ được qua sông và ngóng tin người thân trong lũ lớn. Bờ sông này cách bờ sông bên kia chừng 200m. Nước ngập sâu khoảng 5m, nhiều nhà dân phía Kim Bảng bị nước lũ nhấn chìm. Giữa sông, nước chảy xiết, nhiều que gỗ tạp và rác cũng bị lũ cuốn giữa dòng.

Trung tá Nguyễn Xuân Toàn và Trung úy Phạm Đức Thái lúc đang lái ca nô đưa hàng trăm người dân thoát khỏi vùng lũ.

Trung tá Nguyễn Xuân Toàn và Trung úy Phạm Đức Thái lúc đang lái ca nô đưa hàng trăm người dân thoát khỏi vùng lũ.

Trung tá Nguyễn Xuân Toàn – Đội Cảnh sát giao thông, kể lại: “Lúc mới xuống thôn Lạc Thiện thấy nước sâu và chảy mạnh nên chúng tôi rất lo. Nhưng cũng phải cố gắng “chiến đấu” với lũ để đưa người qua thôi”. Nước sông thì không rộng lắm, nhưng khó khăn nhất là nước chảy xiết và có nhiều vật cản nên khó khăn cho việc chỉ huy hướng lái. Vì vậy, lực lượng chỉ đạo đã cử Trung sĩ Cao Thanh Sơn – một chiến sĩ nghĩa vụ là người dân bản địa chỉ đạo hướng lái. Vì anh Sơn rất thông thạo địa hình và quen với diễn biến lũ ở đây.

Gần 4 giờ đồng hồ vật lộn với lũ dữ, các chiến sĩ Công an huyện Minh Hóa đã chạy được gần 30 chuyến ca nô, chở qua lại gần 300 người đến nơi an toàn.

Đến ngày hôm sau, cơn lũ ở Minh Hóa và Tân Hóa vẫn còn ngập rất sâu. Lực lượng Công an Minh Hóa tiếp tục tăng cường thêm một chiếc xuồng cao tốc nữa xuống để giúp dân. Và trong cả ngày hôm đó, Trung tá Toàn, Trung úy Thái và Trung sĩ Sơn lại tiếp tục bám lũ để chở hàng trăm người dân qua lại trong lũ, chở nhiều đoàn lãnh đạo huyện thăm hỏi bà con và kiểm tra tình hình.

Trung úy Phạm Đức Thái – Đội CSGT, người đã vững tay lái vượt nước lũ cứu dân, tâm sự: “Đó là nhiệm vụ của chúng tôi. Cũng may không xảy ra sự việc gì là niềm vui lớn nhất của anh em chúng tôi rồi”.

Đây không phải là năm đầu tiên anh Thái lái ca nô đi giúp dân vùng lũ. Mùa mưa lũ các năm trước, anh cũng đã dũng cảm cứu được hàng trăm người dân thoát khỏi thủy thần. Đó không chỉ là niềm vui riêng mà của nhiều cán bộ, chiến sỹ khác, những người đã quên mình trong lũ để bảo đảm sự sống cho nhân dân. Có lẽ hình ảnh giản đơn, thường ngày đó của cán bộ, chiến sỹ Công an Minh Hóa đã thực sự đi vào lòng dân, thêm một lần nữa hình ảnh người chiến sỹ CAND “Vì nhân dân phục vụ” lại được tỏa sáng

Trần Tuấn

(Theo CAND)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

CAND chấp hành điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ

0 nhận xét

Cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” do Bộ Công an phát động là một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, một đợt chỉnh quân toàn diện trong toàn lực lượng.

Đối với Công an tỉnh Phú Thọ đây là dịp để mỗi cán bộ, chiến sĩ tự soi lại mình, đánh giá sát đúng mỗi ưu, khuyết điểm để tìm cách khắc phục. Ngay từ khi triển khai cuộc vận động, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã yêu cầu từng cán bộ chiến sĩ phải phê bình và tự phê bình về văn hóa ứng xử khi thi hành nhiệm vụ. Trong đó nội dung phê bình và tự phê bình được quy định rất rõ tới từng đối tượng. Cụ thể với lãnh đạo, chỉ huy các cấp, phải chỉ rõ được trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác. Làm rõ ưu điểm, nguyên nhân hoàn thành, hoặc không hoàn thành các chỉ tiêu công tác; trách nhiệm trong xây dựng đơn vị, biện pháp quản lý cán bộ chiến sĩ về chấp hành các chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và của ngành, chấp hành điều lệnh CAND và văn hóa ứng xử CAND.

Đối với cán bộ, chiến sĩ phải kiểm điểm về lập trường, quan điểm chính trị, đạo đức lối sống, chấp hành chính sách pháp luật và hiệu quả công tác chuyên môn. Trong đó kiểm điểm sâu sắc về ý thức thái độ, lễ tiết tác phong, tinh thần phục vụ nhân dân, kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu phiền hà, cửa quyền, lợi dụng công việc để tiêu cực, tham nhũng… Ngoài ra, các đơn vị còn tổ chức hội nghị cho cán bộ, chiến sỹ tự liên hệ kiểm điểm cá nhân để tập thể góp ý phê bình và tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân, góp ý phê bình cán bộ, chiến sĩ Công an.

Đồng chí Hoàng Dân Mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ trao bằng khen cho các đơn vị tham gia diễn tập chống khủng bố.

Đồng chí Hoàng Dân Mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ trao bằng khen cho các đơn vị tham gia diễn tập chống khủng bố.

Có thể nói, công tác phê bình và tự phê bình cùng với triển khai đồng bộ các biện pháp khác, như tổ chức ký cam kết thi đua giữa các cá nhân, đơn vị; tăng cường công tác kiểm tra… đã đạt được kết quả thiết thực, góp phần vào thành tích chung của cuộc vận động. Trong đó rõ nhất là việc chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh, quy trình, quy chế công tác và cải cách thủ tục hành chính. Thể hiện trên các mặt sau: đã xây dựng được tư thế, lễ tiết tác phong chính quy, quân phong, quân kỷ theo điều lệnh; việc xây dựng nếp sống văn hóa, quan hệ giao tiếp ứng xử của cán bộ, chiến sĩ tiếp tục được các đơn vị chú trọng, có chuyển biến tốt như duy trì việc ghi sổ nhật ký công tác, thực hiện “đi báo việc, về báo kết quả”.

Thường xuyên chấn chỉnh việc chấp hành mệnh lệnh, quy trình, quy chế công tác tại các cuộc giao ban đơn vị, cuộc họp chi bộ, thực hiện nghiêm các quy định về chế độ trực ban, trực chiến đấu, tăng cường kiểm tra việc sử dụng trang phục CAND, xây dựng tinh thần thái độ làm việc, chấp hành kỷ luật lao động, chỉnh trang trụ sở làm việc, phòng tiếp dân, nơi ở của cán bộ, chiến sĩ gọn gàng, ngăn nắp, mỹ quan.

Về công tác cải cách thủ tục hành chính có nhiều chuyển biến tích cực, đã rà soát 238 văn bản, tự sửa đổi 8 văn bản, bãi bỏ 9 văn bản không đúng thẩm quyền ban hành, đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi 29 văn bản. Ban hành quy trình các khâu đăng ký xe khép kín, liên hoàn, rút ngắn thời hạn đăng ký từ 3 đến 5 ngày xuống còn 1 ngày. Phân cấp cho Công an các huyện, thành, thị cấp phát và quản lý chứng minh nhân dân, triển khai ứng dụng công nghệ in và đóng số chứng minh nhân dân thay thế biện pháp thủ công. Rà soát mẫu đơn, mẫu tờ khai của 34 phần việc thuộc thủ tục hành chính, đã đơn giản hóa được 30%… Do đó thời gian làm CMND rút ngắn được 10 ngày, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện an ninh trật tự rút ngắn 5 ngày, cấp phép khắc dấu giảm 6 ngày…

Ngoài ra, tại các đơn vị quản lý xuất nhập cảnh, phòng cháy chữa cháy cũng có nhiều cải tiến các thủ tục hành chính theo hướng thuận tiện cho người dân. Một số đơn vị làm tốt như Phòng Bảo vệ chính trị, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt, Công an TP Việt Trì, Công an thị xã Phú Thọ được nhân dân đồng tình ủng hộ

Hà Văn Thể

(Theo CAND)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Bộ trưởng Trần Đại Quang chỉ thị kiểm tra, chấn chỉnh CBCS Công an

0 nhận xét

“Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương phải trực tiếp tổ chức chỉ đạo, chấn chỉnh việc chấp hành điều lệnh nội vụ, điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân, quy trình, chế độ công tác, lễ tiết tác phong, nền nếp sinh hoạt trong đơn vị và kỷ luật lao động”.

Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an; sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, lực lượng Công an nhân dân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Rất nhiều tập thể và cá nhân Công an tiêu biểu trên mặt trận phòng chống tội phạm, cũng như các lĩnh vực công tác khác được nhân dân khen ngợi. Tuy nhiên, ở một vài đơn vị, địa phương vẫn để xảy ra những vụ việc liên quan đến sai phạm của cán bộ, chiến sỹ, gây bức xúc trong dư luận.

CBCS Công an nhân dân giúp dân sơ tán khỏi vùng ngập lụt.

CBCS Công an nhân dân giúp dân sơ tán khỏi vùng ngập lụt.

Lãnh đạo Bộ Công an mà trực tiếp là đồng chí Bộ trưởng Trần Đại Quang thường xuyên quan tâm, đôn đốc chỉ huy Công an các cấp phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác xây dựng lực lượng CAND; kiểm tra làm rõ và xử lý nghiêm những cán bộ, chiến sỹ có biểu hiện sai phạm. Để đẩy mạnh hơn nữa vấn đề này, ngày 28/9/2011, Bộ Công an đã ra Chỉ thị về Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý vi phạm và các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân, với 7 nhiệm vụ cụ thể. Báo CAND xin giới thiệu với bạn đọc.

Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ” và cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”; thời gian qua, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quản lý cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đã tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức, thái độ, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong công tác, chiến đấu; tỷ lệ cán bộ, chiến sĩ sai phạm giảm; xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Tuy nhiên, ở một số đơn vị, địa phương đã xảy ra các vụ việc có liên quan đến sai phạm của cán bộ, chiến sĩ Công an gây bức xúc trong dư luận. Một số đối tượng xấu đã lợi dụng để kích động tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, đập phá phương tiện, trụ sở làm việc, gây thương tích nặng cho nhiều cán bộ, chiến sĩ Công an… Tình hình đó tác động xấu đến an ninh, trật tự, làm giảm uy tín của lực lượng Công an nhân dân.

Nguyên nhân để xảy ra các vụ việc trên, trước hết là do cấp ủy, lãnh đạo Công an đơn vị, địa phương chưa thực sự sâu sát trong lãnh đạo, chỉ huy; công tác quản lý cán bộ, giáo dục ý thức, trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân chưa chặt chẽ, thường xuyên; một bộ phận cán bộ, chiến sĩ thiếu rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức, năng lực công tác còn hạn chế, dẫn đến vi phạm quy trình công tác, có lời nói, thái độ ứng xử chưa đúng mực; bị động, lúng túng trong xử lý các tình huống phức tạp về an ninh, trật tự.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân thực sự trong sạch, vững mạnh, Bộ trưởng yêu cầu:

Thứ nhất: Cấp ủy, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương phải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối quần chúng của Đảng; tư tưởng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương phải trực tiếp tổ chức chỉ đạo, chấn chỉnh việc chấp hành điều lệnh nội vụ, điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân, quy trình, chế độ công tác, lễ tiết tác phong, nền nếp sinh hoạt trong đơn vị và kỷ luật lao động.

Thực hiện nghiêm túc quy định về sinh hoạt Đảng, sinh hoạt chuyên môn từ đơn vị cơ sở đến các cấp ủy Đảng và Công an các cấp. Trong đó, cần thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy hiệu quả tự phê bình và phê bình của mỗi cán bộ, đảng viên và từng chi bộ, đơn vị cơ sở.

Thứ hai: Chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm và tập trung xử lý tốt các tình huống phức tạp về an ninh, trật tự; không để phát triển thành “điểm nóng”. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Chỉ thị 04/2007/CT-BCA (V11) ngày 13/2/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc tăng cường công tác quản lý, giáo dục và xử lý kỷ luật nghiêm đối với cán bộ, chiến sĩ Công an có sai phạm.

Thứ ba: Cán bộ, chiến sĩ trong khi thi hành công vụ phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế, quy trình công tác, điều lệnh, quy tắc ứng xử; lễ tiết, tác phong đúng mực, lời nói, thái độ có văn hóa. Trong giải quyết những vụ việc phức tạp, nhạy cảm phải quán triệt nguyên tắc kiên quyết tấn công tội phạm; đồng thời, phải hết sức khôn khéo, bình tĩnh, linh hoạt, sáng tạo, giải quyết tốt các yêu cầu chính trị, nghiệp vụ và pháp luật; không được đối đầu gây xung đột với nhân dân để các đối tượng cơ hội, phần tử xấu lợi dụng, kích động tụ tập gây rối…

Thứ tư: Cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị đề cao trách nhiệm, tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra; quản lý các mặt công tác, hoạt động, sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ nhất là đối với các lực lượng thường xuyên quan hệ, tiếp xúc với nhân dân. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm. Việc xử lý phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan; nghiêm cấm việc bao che, né tránh, báo cáo không trung thực, cản trở việc xác minh, xử lý kỷ luật; chống tư tưởng thành tích hoặc định kiến, trù dập đối với cán bộ, chiến sĩ sai phạm; xử lý kỷ luật phải đi đôi với việc giáo dục, giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ sửa chữa khuyết điểm. Quyết định xử lý kỷ luật phải phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi sai phạm.

Đối với số cán bộ tuy không rõ về hành vi vi phạm, nhưng bê trễ trong công việc, phát ngôn không đúng quy định, tác phong lối sống bê tha, có biểu hiện làm ăn kinh tế bất minh… phải có biện pháp giáo dục, kiểm điểm nghiêm túc, xác định thời gian để phấn đấu, khắc phục; nếu không sửa chữa được thì phải giải quyết bằng các biện pháp công tác tổ chức của ngành.

Những đơn vị, địa phương trong năm có nhiều cán bộ, chiến sĩ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng hoặc để xảy ra tình trạng cán bộ, chiến sĩ vi phạm pháp luật, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân dẫn đến tụ tập đông người, gây mất ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn, đồng chí Thủ trưởng đơn vị, địa phương là người chịu trách nhiệm chính, phải tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm khắc các cá nhân sai phạm và cá nhân liên đới chịu trách nhiệm, kiểm điểm trước cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo Bộ Công an. Tập thể và lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương này không được xét các danh hiệu thi đua.

Thứ năm: Công an các đơn vị, địa phương duy trì thường xuyên kiểm tra việc chấp hành điều lệnh nội vụ, quy chế, quy trình công tác. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ thanh tra, kiểm tra chuyên đề; thành lập các tổ thanh tra đặc biệt trực thuộc Bộ trưởng và Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi cần thiết để tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc, kịp thời các vụ việc tiêu cực, vi phạm nghiêm trọng.

Thứ sáu: Các cơ quan tuyên truyền, báo chí của lực lượng Công an phải chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí, tuyên truyền ngoài ngành tăng cường tuyên truyền về  những thành tích, những việc làm tốt, những tấm gương dũng cảm trong đấu tranh phòng chống tội phạm, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến của lực lượng Công an. Thủ trưởng các đơn vị, địa phương tăng cường quan hệ với các cơ quan báo chí, xây dựng quy chế phối hợp trao đổi thông tin và nội dung tuyên truyền, tạo mối quan hệ tốt trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và xây dựng lực lượng Công an nhân dân, hạn chế tình trạng báo chí chỉ khai thác đưa tin một chiều về các sai phạm của cán bộ, chiến sĩ. Thực hiện nghiêm túc Quy chế về phát ngôn của Bộ Công an.

Đối với những trường hợp báo chí đưa tin, phản ánh về sai phạm của cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị, địa phương nào thì Thủ trưởng đơn vị, địa phương đó có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị chức năng nhanh chóng xác minh, kết luận sự việc; nếu đúng, phải tiếp thu, chấn chỉnh, trả lời cơ quan báo chí và nghiêm túc xử lý hoặc đề xuất xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ sai phạm. Trường hợp báo chí đưa tin sai hoặc chưa chính xác thì yêu cầu đính chính kịp thời và tùy theo mức độ đưa tin sai lệch sự thật để đề xuất các cơ quan liên quan có hình thức xử lý phù hợp.

Thứ bẩy: Tổ chức tiếp thu ý kiến của nhân dân, của các cơ quan Nhà nước và báo chí đối với lực lượng Công an. Từng địa phương phải tổ chức tiếp dân theo đúng quy định của Bộ. Lập các hòm thư để nhân dân góp ý kiến. Hàng tháng, cấp ủy và Thủ trưởng đơn vị phải tổng hợp ý kiến góp ý để xem xét, xử lý kịp thời những ý kiến phản ánh của nhân dân.

Lãnh đạo Bộ giao cho Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm tổ chức quán triệt nghiêm túc Chỉ thị này đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ; xây dựng kế hoạch thực hiện và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả lên lãnh đạo Bộ; đồng thời giao Tổng cục III chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và Thanh tra Bộ giúp lãnh đạo Bộ xây dựng kế hoạch và hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này

C.A.

(Theo Cand)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Xử lý nghiêm các cán bộ và chiến sỹ công an sai phạm

0 nhận xét

Ngày 28-9 vừa qua, Trung tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã có Chỉ thị số 12/2011/CT-BCA về việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý vi phạm và các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chỉ nêu rõ: Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh-Công an Nhân dân vì nước quyên thân, vì dân phục vụ” và Cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ;” tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Công an nhân dân học tập và làm theo 6 điều Bác Hồ dạy;” thời gian qua, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quản lý cán bộ, chiến sỹ Công an Nhân dân đã tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức, thái độ, trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ…; xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, vì cuộc sống bình yên của nhân dân, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Tuy nhiên, ở một số đơn vị, địa phương đã xảy ra các vụ việc có liên quan đến sai phạm của cán bộ, chiến sỹ Công an, gây bức xúc trong dự luận. Một số đối tượng xấu đã lợi dụng để kích động tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ…

Nguyên nhân để xảy ra các vụ việc trên, trước hết là do cấp ủy, lãnh đạo Công an đơn vị, địa phương chưa thực sự sâu sát trong lãnh đạo, chỉ huy; một bộ phận cán bộ, chiến sỹ thiếu rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức, năng lực công tác còn hạn chế, dẫn đến vi phạm quy trình công tác, có lời nói, thái độ ứng xử chưa đúng mực; bị động, lúng túng trong xử lý các tình huống phức tạp về an ninh, trật tự.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ trưởng yêu cầu: Cấp ủy, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương phải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối quần chúng của Đảng; tư tưởng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân đối với cán bộ, chiến sỹ. Thực hiện nghiêm túc về sinh hoạt Đảng, sinh hoạt chuyên môn từ đơn vị cơ sở đến các cấp ủy Đảng và Công an các cấp.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Chỉ thị 04/2007/CT-BCA (V11) ngày 13/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường công tác quản lý, giáo dục và xử lý kỷ luật nghiêm đối với cán bộ, chiến sỹ Công an có sai phạm. Cán bộ, chiến sỹ trong thi hành công vụ phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế, quy trình công tác, điều lệnh, quy tắc ứng xử; lễ tiết, tác phong đúng mực, lời nói, thái độ có văn hóa.

Trong giải quyết những vụ việc phức tạp, nhạy cảm phải quán triệt nguyên tắc kiên quyết tấn công tội phạm; đồng thời phải khôn khéo, bình tĩnh, linh hoạt, sáng tạo, giải quyết tốt các yêu cầu chính trị, nghiệp vụ và pháp luật…không để các đối tượng cơ hội, phần tử xấu lợi dụng, kích động, tụ tập, gây rối…

Cấp ủy, Thủ trưởng các đơn vị đề cao trách nhiệm, tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra; quản lý các mặt công tác, hoạt động, sinh hoạt của cán bộ, chiến sỹ nhất là lực lượng thường xuyên quan hệ, tiếp xúc với nhân dân. Kịp thời xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm.

Việc xử lý phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan; nghiêm cấm việc bao che, né tránh, báo cáo không trung thực, cản trở việc xác minh, xử lý kỷ luật; chống tư tưởng thành tích hoặc định kiến trù dập đối với cán bộ, chiến sỹ sai phạm; xử lý kỷ luật đi đôi với việc giáo dục, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sỹ sửa chữa khuyết điểm. Những đơn vị, địa phương trong năm có nhiều cán bộ, chiến sỹ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng…

Thủ trưởng đơn vị, địa phương là người chịu trách nhiệm chính, phải tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm khắc các cá nhân có sai phạm và cá nhân liên đới chịu trách nhiệm, kiểm điểm trước cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo Bộ Công an…

Thủ trưởng các đơn vị, địa phương tăng cường quan hệ với các cơ quan báo chí, tuyên truyền về những thành tích, những việc làm tốt, những tấm gương dũng cảm trong đấu tranh phòng chống tội phạm; gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến của lực lượng Công an; xây dựng quy chế phối hợp trao đổi thông tin và nội dung tuyên truyền, tạo mối quan hệ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

Đối với những trường hợp báo chí đưa tin, phản ánh về sai phạm của cán bộ, chiến sỹ thuộc đơn vị nào thì Thủ trưởng các đơn vị, địa phương đó có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị chức năng nhanh chóng xác minh, kết luận sự việc; nếu đúng, phải tiếp thu, chấn chỉnh, trả lời cơ quan báo chí và nghiêm túc xử lý hoặc đề xuất xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sỹ sai phạm.

Trường hợp báo chí đưa tin sai hoặc chưa chính xác, yêu cầu đính chính kịp thời và tùy theo mức độ đưa tin sai lệch sự thật để đề xuất các cơ quan liên quan có hình thức xử lý phù hợp.

Tổ chức tiếp thu ý kiến của nhân dân, của các cơ quan Nhà nước và báo chí đối với lực lượng Công an. Từng địa phương phải tổ chức tiếp dân theo đúng quy định của Bộ.

Lập các hòm thư để nhân dân góp ý kiến. Hàng tháng, cấp ủy và Thủ trưởng đơn vị phải tập hợp ý kiến đóng góp để xem xét, xử lý kịp thời những ý kiến phản ánh của nhân dân….

PV

Theo TTXVN/Vietnam+


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Đề nghị truy tặng Huân chương Dũng cảm cho em Trần Văn Nguyên

0 nhận xét

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản yêu cầu Sở Nội vụ phối hợp với Tỉnh đoàn Quảng Ngãi, UBND huyện Bình Sơn và các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục tham mưu UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Dũng cảm cho em Trần Văn Nguyên.

    Bé Trần Văn Nguyên đã ra đi

Bé Trần Văn Nguyên đã ra đi

Như QNĐT đã đưa tin, em Trần Văn Nguyên, học sinh lớp 7 Trường THCS Bình Chánh, huyện Bình Sơn đã có hành động dũng cảm 3 lần quên mình cứu người. Trong lần cứu người thứ 3, sau khi dìu bạn vào được đến bờ thì em bị kiệt sức, chìm giữa dòng nước, sau đó được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam, nhưng em Nguyên đã không qua khỏi.

Với hành động dũng cảm của mình, em Nguyên vừa được Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh truy tặng danh hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm”.

M.Toàn

(Theo BQN)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →