Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Để trả lời cho câu hỏi Tướng Tô Lâm là ai ? Mời bạn đọc theo dõi tiểu sử ngắn về Thứ trưởng Bộ Công an Trung tướng Tô LâmĐọc thêm...

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Sáng 26-4, Bộ Tư lệnh cảnh vệ đã tổ chức lễ công bố thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312. Tới dự buổi lễ có Trung tướng Tô Lâm - Ủy viên Trung ương Đảng - Thứ trưởng Bộ Công anĐọc thêm..

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm dự buổi gặp mặt nhân kỷ niệm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu CAND

Phát biểu tại buổi gặp mặt các thế hệ cán bộ, chiến sỹ làm công tác tham mưu Công an nhân dân, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnhĐọc thêm...

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Sáng 6/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động-Cảnh sát đặc nhiệm. Đây là một trong đơn vị đặc biệt của lực lượng Công anĐọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm công tác GDQP-AN

0 nhận xét

Ngày 8-9, tại Hà Nội, Hội đồng Giáo dục quốc phòng-an ninh (GDQP-AN) Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện công tác GDQP-AN (2001-2010) và triển khai nhiệm vụ những năm tiếp theo. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng GDQP-AN Trung ương khai mạc và chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban thường trực Hội đồng GDQP-AN Trung ương; các đồng chí phó chủ tịch hội đồng; đại diện các bộ, ban, ngành, cơ quan, bộ, ban, ngành Trung ương, các quân khu, quân chủng, doanh nghiệp Nhà nước…Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ban Thường trực GDQP-AN Trung ương, Hội đồng GDQP-AN các cấp từ Trung ương đến cơ sở được thành lập và thường xuyên được củng cố, kiện toàn, có cơ cấu hợp lý; chất lượng và hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng cao.

Từ năm 2002 đến năm 2011, Hội đồng GDQP-AN Trung ương đã thực hiện hơn 400 cuộc kiểm tra công tác GDQP-QN trên phạm vi cả nước. Các cuộc kiểm tra đều có kế hoạch cụ thể, nội dung kiểm tra toàn diện, có chiều sâu; phương pháp kiểm tra không ngừng được đổi mới, sáng tạo. Sau kiểm tra, thanh tra, các địa phương, đơn vị đều có chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm đối với nhiệm vụ QP-AN nói chung và công tác GDQP-AN nói riêng.

Trong 10 năm qua, trên phạm vi toàn quốc đã có gần 3 triệu người từ đối tượng 1 đến đối tượng 5 được bồi dưỡng kiến thức QP-AN. Về cơ bản đến nay các đối tượng theo quy định đã được bồi dưỡng kiến thức QP-AN đạt gần 90%. Chương trình, các bộ giáo trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức QP-AN từ đối tượng 1 đến đối tượng 5 và chức sắc, nhà tu hành, chức việc các tôn giáo gồm 156 chuyên đề được xây dựng và biên soạn công phu, chặt chẽ, đúng quy trình, có chất lượng.

Các đại biểu trao đổi kinh nghiệm tiến hành công tác GDQP-AN bên lề hội nghị.

Các đại biểu trao đổi kinh nghiệm tiến hành công tác GDQP-AN bên lề hội nghị.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên GDQP-AN được đẩy mạnh. Trong 10 năm qua, toàn quốc đã đào tạo hơn 31 nghìn giáo viên. Nhờ đó, đến nay, các bậc học từ THPT đến đại học đã có giáo viên GDQP-AN; nhiều trường THPT đã có đủ giáo viên chuyên trách.

Hội nghị cũng đã đề ra những mục tiêu, giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác GDQP-AN giai đoạn 2011-2015, như soạn thảo và trình Quốc hội khóa XIII thông qua, ban hành Luật GDQP-AN; phấn đấu đến năm 2016 tất cả các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề trên cả nước có đủ giáo viên để thực hiện học theo phân phối chương trình; tiếp tục triển khai và nhân rộng “Học kỳ quân đội” trên phạm vi toàn quốc; phấn đấu từ nay đến hết nhiệm kỳ cấp ủy, hội đồng nhân dân (năm 2016) tất cả các đối tượng cán bộ, đảng viên đều được bồi dưỡng kiến thức QP-AN; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm GDQP-AN, phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 70 đến 80% sinh viên được học môn học GDQP-AN tại các trung tâm

Tại hội nghị, 8 tham luận của các đại biểu đến từ các bộ, ngành, địa phương, đơn vị được trình bày, đánh giá khách quan những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại cần sớm khắc phục và nêu lên những kiến nghị để đưa công tác GDQP-AN đạt được nhiều kết quả tích cực hơn nữa trong những năm tới.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: 10 năm qua, công tác giáo dục QP-AN đã đạt được nhiều kết quả nổi bật như: Nhiệm vụ giáo dục QP-AN được triển khai tích cực, đối tượng giáo dục được mở rộng; hoạt động giáo dục QP-AN hoạt động ngày càng đi vào nền nếp, chương trình giáo dục không ngừng được đổi mới, đội ngũ giáo viên thực hiện nhiệm vụ này ngày càng được kiện toàn về số lượng và nâng cao về chất lượng; giáo dục QP-AN toàn dân ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, sáng tạo, như sáng kiến “Học kỳ quân đội” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được triển khai bước đầu mang lại kết quả thiết thực.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ ra những hạn chế cần sớm khắc phục của công tác giáo dục QP-AN trong thời gian tới, định hướng một số nội dung cơ bản đối với công tác giáo dục QP-AN trong giai đoạn 2011-2015.

Tại hội nghị, nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bằng khen của Bộ Quốc phòng.

Quân Thủy-Hoàng Hà

(Theo QDND)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Bảo vệ tuyệt đối an toàn cho con gái chủ hiệu vàng Ngọc Bích

0 nhận xét

Phòng điều trị cho cháu Trịnh Ngọc Bích được giữ bí mật, chỉ có các y, bác sỹ có nhiệm vụ chăm sóc cho cháu và tổ bảo vệ của Công an huyện Lục Nam được có mặt. Các anh phải túc trực 24/24h, ban đêm, mỗi người chỉ được ngủ được khoảng 3 tiếng rồi thay ca. Sau 5 ngày đêm mà đôi mắt của hai chiến sĩ Công an huyện Lục Nam trũng sâu, nước da mai mái.

Có những cụ già sống ở mảnh đất Lục Nam gần trăm tuổi đã nói rằng, cả đời họ chưa từng chứng kiến một vụ án nào như vụ giết người, cướp tài sản tại hiệu vàng Ngọc Bích. Vì thế, những ngày cuối tháng 8, khi vụ án xảy ra, người dân cả huyện, cũng như ở nhiều địa phương trong cả nước bàng hoàng. Dư luận lên án, áp lực đặt nặng lên đôi vai của lực lượng Công an, trong đó có Công an huyện Lục Nam, nơi xảy ra vụ án với hành vi tội ác man rợ. Hơn 1 tuần tiến hành điều tra vụ án, chưa một ngày lực lượng Công an huyện được nghỉ ngơi.

Phóng viên Báo CAND gặp các đồng chí trong tổ bảo vệ cháu Bích.

Phóng viên Báo CAND gặp các đồng chí trong tổ bảo vệ cháu Bích.

Phóng viên Báo CAND gặp các đồng chí trong tổ bảo vệ cháu Bích.

Trong cuộc họp giao ban đơn vị sáng 29/8, chúng tôi cũng cảm thấy xúc động khi trước hàng trăm cán bộ, chiến sỹ của đơn vị, Thượng tá Phạm Đình Độ, Trưởng Công an huyện Lục Nam rưng rưng: “Vụ án đã bước sang ngày thứ 5. Nếu trong thời gian tới, với sự chỉ đạo cao độ của Ban chỉ đạo, Ban chuyên án, chúng ta và các lực lượng tham gia không làm ra vụ án là có lỗi với Đảng, với nhân dân, có tội với gia đình nạn nhân. Nếu ai trong thời điểm này mà bàng quan với việc điều tra vụ án, chính là có tội với Đảng, với nhân dân…”.

Họ đã tìm ra điểm mấu chốt về đối tượng gây án

Bao nhiêu năm làm cán bộ lãnh đạo trong lực lượng Công an, đã chỉ đạo điều tra hàng trăm vụ trọng án, vậy mà, khi nhận được tin và xuống tiệm vàng Ngọc Bích, Thượng tá Phạm Đình Độ vẫn cảm thấy bàng hoàng trước tính chất của tội phạm. Hơn 50 cán bộ, chiến sỹ của Công an huyện đã nhanh chóng được huy động vào việc bảo vệ hiện trường và cùng gia đình đưa nạn nhân đi cấp cứu. Đến tối, khi biết tin về vụ án, hàng nghìn người dân đã kéo đến xem, Công an huyện phải tiếp tục tăng cường cho việc bảo vệ hiện trường…

Từ sự chỉ đạo của Ban chỉ huy Công an huyện, hầu như tất cả cán bộ, chiến sỹ của Công an huyện đều túc trực 24/24h, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ mỗi khi có yêu cầu của Ban chỉ đạo, Ban chuyên án. Ngay trước 29/8, Công an huyện đã phát hiện nguồn tin nghi vấn về đối tượng Lê Văn Luyện cần tiền chơi games cắm xe máy của người chú rể và đến sáng 25/8, mẹ Luyện đã đi lấy xe về.

Thượng tá Độ và Thượng tá Vũ Trí Triển, Phó Công an huyện đã chỉ đạo Đại úy Nguyễn Văn Tấn, cán bộ Đội Cảnh sát phụ trách xã, phụ trách địa bàn xã Thanh Lâm bí mật xác minh nhưng không thấy Luyện xuất hiện tại địa phương. Công an huyện đang tiến hành xác minh về nguồn tin trên thì ngày 27/8, có kết quả phân tích của các lực lượng nghiệp vụ, xác định đối tượng bị thương trong quá trình gây án. Cùng với các lực lượng khác, cán bộ, chiến sỹ của Công an huyện được tung đi khắp các nơi để rà soát tất cả các cơ sở y tế (cả công và tư), để xác định sau thời điểm gây án, có đối tượng nào đến sơ cứu vết thương hay không. Đến 9h ngày 29/8, Đại úy Tấn gọi điện thoại báo về: Các y tá ở Trạm xá xã Thanh Lâm cho biết, khoảng 9h ngày 24/8, Lê Văn Luyện được người anh họ là Trương Thanh Hồng, cùng thôn, chở xe máy vào trạm xá để khâu vết thương ở tay. Luyện nói rằng bị tai nạn xe máy nhưng rất ấp úng và không bình thường.

Nhận được tin trên, Thượng tá Độ báo ngay về Phòng Hồ sơ nghiệp vụ của Công an tỉnh để kiểm tra, xác định đối tượng Luyện có trùng khớp với đối tượng gây án hay không? Chỉ hơn 1 tiếng chờ kết quả xác minh mà tâm trạng của Thượng tá Độ bồn chồn, xốn xang. Trong lúc đó, ông vẫn chỉ đạo anh Tấn tuyệt đối giữ bí mật, cùng Công an xã xác minh ngay xem đối tượng Luyện, đối tượng Hồng có nhà hay không?

Một tiếng rưỡi sau, điện thoại reo, tên và số điện thoại của Đại tá Kiều Ngọc Thắng, Trưởng phòng Hồ sơ nghiệp vụ, Công an tỉnh Bắc Giang hiện lên trên máy của Thượng tá Độ. Chưa bao giờ Thượng tá Độ cảm thấy hồi hộp đến thế. Ở đầu dây bên kia, tiếng Đại tá Thắng cũng nghèn nghẹn vì xúc động: “Đối tượng Luyện trùng khớp với đối tượng gây án tại hiện trường”. Không thể diễn tả cảm xúc của Thượng tá Độ lúc đó. Bàng hoàng đến tột cùng. Ông quay sang Đại tá Nguyễn Văn Dư, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang đang có mặt ở đó: “Báo cáo Thủ trưởng, đã làm rõ được đối tượng gây án”. Giọng ông run run, và ông thấy, người Thủ trưởng của mình cũng lặng đi mất mấy giây…

Bao nhiêu mệt mỏi của những ngày quên ăn, đêm không ngủ lập tức tan biến. Từ khi có thông tin xác định đối tượng gây án là Lê Văn Luyện, dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo, Ban chuyên án, các lực lượng tham gia chuyên án lao vào nhiệm vụ mới: đó là truy lùng tên sát thủ Lê Văn Luyện…

Chuyện cảm động về tổ bảo vệ an toàn cho cháu Trịnh Ngọc Bích

Vì chỉ còn cháu Trịnh Ngọc Bích là nạn nhân sống sót nên việc bảo vệ nhân chứng duy nhất này cực kỳ quan trọng. Nhiệm vụ nặng nề được giao cho cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Lục Nam. Đại úy Nịnh Đình Đông, Đội CSĐT tội phạm về TTXH – Công an huyện Lục Nam, người được cử đầu tiên vào đội bảo vệ cùng với Trung úy Nguyễn Văn Cường, kể chuyện: Khi người nhà tìm ra và bế cháu Bích đi cấp cứu, phát hiện cháu bị mất bàn tay nên đã cùng với lực lượng Công an huyện quay lại hiện trường tìm kiếm. Và họ đã phát hiện bàn tay của cháu Bích bị rơi ở góc nhà. Lúc đó, các anh đã gọi điện thoại xin tư vấn thì được hướng dẫn cách bảo quản bàn tay của cháu Bích, đó là dùng dung dịch bảo quản bàn tay, sau đó cho vào túi nilon sạch để bảo quản trong đá lạnh. Các anh đã hướng dẫn người nhà đi mua đá, mượn thùng đựng về, sau đó ướp bàn tay của cháu Bích vào, đưa đi cấp cứu. Anh Đông và anh Giang được lệnh đi theo xe cấp cứu bảo vệ cháu Bích.

Ngay sau khi sơ cứu tại Bệnh viện Bắc Giang, cháu Bích được chuyển thẳng lên cấp cứu tại Bệnh viện Việt – Đức. Lúc đưa cháu lên đến Bệnh viện Việt – Đức là hơn 11h ngày 24/8. May thay, theo các bác sỹ cho biết, do bảo quản đúng cách nên cánh tay của cháu vẫn có thể nối được. Sau ca phẫu thuật kéo dài hơn 11 tiếng, với sự tận tâm của các y, bác sỹ, sự tiến bộ của y học, cánh tay của cháu Bích đã được nối thành công. Anh Đông và anh Giang kể rằng, lúc đó, ở bên ngoài phòng cấp cứu, họ cũng nóng ruột như lửa đốt. Thương cháu bé rơi vào hoàn cảnh đớn đau, họ càng căm giận cái ác và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Sau này, chúng tôi mới được nghe một câu chuyện khá vui về ca trực đầu tiên này. Vì đi gấp theo xe cấp cứu nên các anh chỉ có một bộ quần áo trên người (dính bẩn) và không mang theo tiền nhiều. Gọi điện về báo cáo lãnh đạo thì ngại vì họ biết mọi người đang rất bận. Chẳng còn cách nào, họ đành “vay nóng” tiền của người nhà cháu Bích để mua tạm quần áo và chi dùng. Hôm sau, họ mới nhờ được bạn bè đến đưa tiền trả lại nguyên vẹn và bằng được cho người nhà cháu Bích, dù mọi người đều từ chối lấy lại.

Sáng 5/9, khi chúng tôi có mặt ở Bệnh viện Việt – Đức, gặp được 2 cán bộ trẻ của Công an huyện Lục Nam làm nhiệm vụ bảo vệ cháu Bích. Đó là Thượng úy Phạm Minh Nam và Thiếu úy Nguyễn Đức Dũng. Các anh cũng mặc màu quần áo xanh của bệnh viện, đội mũ như các y, bác sỹ ở đây. Đây là nhóm bảo vệ thứ 3 đến thay ca và đã túc trực ở bệnh viện 5 ngày nay.

Từ khi bắt được hung thủ Lê Văn Luyện, công việc bảo vệ của các anh đỡ áp lực hơn. Phòng điều trị cho cháu được giữ bí mật, chỉ có các y, bác sỹ có nhiệm vụ chăm sóc cho cháu và tổ bảo vệ của Công an huyện Lục Nam được có mặt bên cháu. Các anh phải túc trực 24/24h, đêm hai người phải chia ca ra, ngủ được khoảng 3 tiếng thì lại dậy, thay cho người kia. 5 ngày đêm mà đôi mắt của hai anh trũng sâu, nước da mai mái. Nhưng Thượng úy Nam bảo, mỗi khi nhìn và nghĩ đến hoàn cảnh của cháu Bích, mình lại gắng vượt lên sự mệt mỏi để hoàn thành nhiệm vụ. Cả anh Nam và anh Dũng đều coi Bích như con cháu mình, những lúc rảnh, các anh lại trò chuyện với cháu.

Anh Dũng kể rằng, cháu Bích tuy mới 8 tuổi nhưng là cô bé cực kỳ nghị lực. Cháu hầu như không khóc vì đau đớn.  Cháu bảo với các cô y tá là cháu thích được ở bệnh viện, vì có lẽ ở đây cháu có được cảm giác an toàn sau biến cố quá lớn của gia đình. Khi các cô y tá bảo: “Bích ở đây lâu dài thì không được, phải chuyển sang khoa khác điều trị” thì cháu đề nghị ngay được gặp cấp trên của bệnh viện để xin ở lại. Hiện cháu Bích vẫn chưa biết về việc bố mẹ và em gái đã bị sát hại. Khi cháu hỏi: “Bố mẹ cháu đâu, sao không sang thăm cháu?”, mọi người đành nói bố mẹ cháu cũng bị thương, nhưng đang được điều trị ở bệnh viện khác. Hôm rồi, cháu lại đòi về nhà để bế em, mọi người phải nói đã có bà, các bác bế giúp rồi cháu mới thôi. Nhưng không hiểu vì sao, 4 đêm trở lại đây, đang ngủ, cháu cứ thảng thốt giật mình và khóc nức nở. Các y bác sỹ, các chú Công an phải vào dỗ một lúc cháu mới ngủ lại được. Không biết có phải cháu đã linh cảm những điều không lành xảy ra với gia đình hay những ký ức kinh hoàng về vụ cướp đã quay trở lại ám ảnh giấc ngủ của cháu.

Nhiều người biết tin về vụ cướp tiệm vàng đã rất quan tâm đến số phận cháu Ngọc Bích. Nhiều phóng viên muốn đến lấy tin, một số người cảm thương số phận cháu cũng tìm đến bệnh viện thăm hỏi… Theo yêu cầu của Ban chuyên án, các cán bộ bảo vệ cháu Bích đã dùng mọi biện pháp để ngăn chặn, không cho bất cứ một ai được vào khu vực điều trị cho cháu.

Thiếu úy Dũng kể rằng, ngay chiều 4/9, (thời điểm này một số ít người nhà, thân cận với cháu Bích đã được vào thăm), có một người đàn ông nhiều tuổi, đến tự xưng là ông ngoại của cháu Bích, nhà ở Tân Yên (Bắc Giang) xin vào thăm cháu. Tuy nhiên, với linh tính và nghiệp vụ của mình, anh Dũng đã phát hiện người đàn ông này mạo danh ông ngoại cháu (bởi ông ngoại cháu Bích đã mất). Lý do người đàn ông này muốn tận mắt vào thăm cháu Bích là do… đọc báo, biết tin và muốn được chia sẻ với cháu.

Trưa 5/9, sau khi lãnh đạo Công an huyện Lục Nam đến làm việc và bàn giao việc bảo vệ, trông nom cháu Bích cho người nhà và Bệnh viện Việt – Đức, tổ bảo vệ cháu Bích đã hoàn thành nhiệm vụ và trở về Bắc Giang. Những ngày bảo vệ và chăm sóc cho cháu đã khiến các anh có tình cảm rất đặc biệt, vừa yêu thương, vừa xót xa, vừa cảm phục nghị lực của cô bé. Các anh chỉ biết cầu mong, một ngày nào đó, nếu biết tin dữ về gia đình mình, cháu sẽ vững vàng vượt qua đau thương để tiếp tục sống thay cho cả gia đình…

Theo các bác sỹ, trong trường hợp bị chặt đứt bàn tay như của cháu Bích (hoặc các bộ phận nào đó trên cơ thể), những người xung quanh khi phát hiện nạn nhân, cần bảo quản bộ phận bị đứt lìa như sau: Dùng nước muối Natri 0,9% đóng chai (hoặc nếu không có thì pha nước muối loãng, sạch theo tỷ lệ 9g muối trong 1 lít nước) rửa sạch bộ phận bị chặt đứt, cho vào túi nilon sạch (có thể ngâm trong nước sạch, hoặc nước muối). Sau đó, ngâm túi nilon đựng bộ phận bị chặt đứt vào đá lạnh. Điều quan trọng nhất là phải nhanh chóng đưa nạn nhân và bộ phận bị đứt lìa đã được bảo quản đến cơ sở y tế có chức năng nối ghép. Theo chúng tôi được biết, bàn tay cháu Bích được bảo quản và cấp cứu kịp thời cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giúp các bác sỹ của Bệnh viện Việt – Đức nối thành công tay cho cháu. Hiện tay cháu đã cử động được và dự liệu trong một thời gian ngắn nữa, cháu có thể bắt đầu hoạt động bình thường được.

T.Hòa – P. Thủ

(Theo LeHongAnh)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Binh chủng Thông tin Liên lạc tiến lên hiện đại (bài 2)

0 nhận xét

Bài 2: Nâng bước tuổi trẻ làm chủ công nghệ

Để tuổi trẻ thực sự làm chủ công nghệ, phương tiện hiện đại phải bắt đầu từ sức bật tự thân của tuổi trẻ. Thế nhưng, quan trọng hơn là họ đã và đang được “nâng bước” trên con đường rộng mở từ việc thực hiện chiến lược “đi tắt, đón đầu” trong đào tạo con người của Đảng ủy Binh chủng.

­­­Dùng người và dạy người

Thiếu tướng Vũ Dương Nghi, Chính ủy Binh chủng TTLL khẳng định:

- Quan điểm xuyên suốt của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Binh chủng là để thực hiện các nội dung hiện đại hóa TTLL quân sự một cách nhanh, mạnh và bền vững, vấn đề mấu chốt, giữ vai trò quyết định là phải chuẩn bị trước về con người, xây dựng những cán bộ, chiến sĩ thông tin ưu tú để tiếp nhận công nghệ, phương tiện hiện đại.

Với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, trong đó tuổi trẻ là lực lượng xung kích, lãnh đạo chỉ huy các đơn vị luôn tin tưởng giao việc, đồng thời cũng hết sức tạo điều kiện giúp tuổi trẻ tiến bộ không ngừng. Đại tá Nguyễn Hòa Bình, Chủ nhiệm kỹ thuật Binh chủng cho biết, những năm qua, các cơ quan, đơn vị thuộc binh chủng đã mở hàng trăm lớp đào tạo, đào tạo lại, đào tạo chuyển loại, đào tạo nâng cao… cho hàng nghìn lượt cán bộ, nhân viên trẻ. Chẳng hạn như Lữ đoàn 205 đã cử hàng trăm cán bộ, nhân viên có tay nghề, kinh nghiệm đi đào tạo ở nước ngoài, hoặc gửi đào tạo theo dự án, sau đó, đội ngũ này lại làm “thầy” cho đồng nghiệp qua công tác huấn luyện thường xuyên và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ ở đơn vị. Ở Trung tâm Kỹ thuật Thông tin Công nghệ cao (KTTTCNC), bằng việc đẩy mạnh các loại hình đào tạo: Theo dự án, tại chức, liên kết với các học viện, nhà trường, doanh nghiệp bưu chính viễn thông;… đến nay, gần 14% cán bộ có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ; gần 90% có trình độ đại học, cao đẳng.

Bên cạnh việc “dạy người”, binh chủng rất chú ý đến cách “dùng người”. Trước hết là việc đặt niềm tin ở cán bộ trẻ, mạnh dạn giao nhiệm vụ cho cán bộ trẻ giữ những cương vị công tác, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng. Hiện tại, cán bộ lãnh đạo các phòng  thuộc Trung tâm KTTTCNC có tuổi đời bình quân từ 30 đến 35; ở các đơn vị huấn luyện, SSCĐ nhiều cán bộ tiểu đoàn tuổi đời chỉ trên, dưới 30.

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến thăm và nói chuyện thân mật với đội ngũ cán bộ trẻ tiêu biểu của Binh chủng Thông tin liên lạc.

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến thăm và nói chuyện thân mật với đội ngũ cán bộ trẻ tiêu biểu của Binh chủng Thông tin liên lạc.

“Kế” giữ nhân tài

“Vốn quý” của binh chủng là có một đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật trẻ tuổi, được đào tạo cơ bản, được rèn luyện, thử thách, trưởng thành trong thực tiễn công tác. Tuy nhiên, trước tác động của mặt trái kinh tế thị trường, trong điều kiện các doanh nghiệp viễn thông chi phối mạnh cả về cơ chế và chính sách đãi ngộ, nếu không có các giải pháp cụ thể, toàn diện thì sẽ dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” – Thiếu tướng Ngô Văn Sơn, Tư lệnh Binh chủng TTLL trăn trở, chia sẻ.

Nỗi niềm của Tư lệnh Binh chủng được Đại tá Phạm Văn Thẩm, Chính trị viên Trung tâm KTTTCNC dẫn chứng bằng những trường hợp điển hình ở đơn vị. Trong đó, có trường hợp các công ty, doanh nghiệp viễn thông cử người đến tận nhà để mời mọc, đề nghị làm việc, cộng tác với những khoản ưu đãi hậu hĩnh. Anh Thẩm khẳng định: Gần như 100% kỹ sư của trung tâm được các doanh nghiệp viễn thông lớn mời gọi, sẵn sàng thu nhận, trưng dụng, trả lương cao gấp nhiều lần… Đó thật sự là niềm trăn trở lớn của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị.

Giải “bài toán” làm thế nào để tuổi trẻ thực sự gắn bó với đơn vị, yên tâm với nhiệm vụ, phát huy thế mạnh về chất xám, cống hiến cho quân đội được các đơn vị trong toàn binh chủng tiến hành đồng bộ và kiên quyết. Cùng với việc làm tốt công tác giáo dục chính trị, tăng cường động viên, khơi dậy tình cảm, trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên, các đơn vị đã có nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực chăm lo hậu phương quân đội như: Tạo điều kiện để cán bộ hợp lý hóa gia đình; có chính sách ưu tiên tuyển dụng người thân của cán bộ vào công tác trong binh chủng; ưu tiên giải quyết nhà ở, đất ở cho cán bộ trẻ; tạo môi trường làm việc, công tác… Đặc biệt là việc tạo điều kiện để cán bộ trẻ học tập nâng cao trình độ. Ở Trung tâm KTTTCNC, cán bộ trẻ có thời gian công tác tại đơn vị từ 3 năm trở lên đều được khuyến khích đi đào tạo trình độ cao hơn và được trung tâm hỗ trợ kinh phí học tập (có đối tượng hỗ trợ 100% kinh phí). Ở nhiều đơn vị đã thực hiện hiệu quả việc gắn nghiên cứu khoa học với hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ, tạo nguồn thu, góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ trẻ.

Tuy vậy, xung quanh vấn đề này, Đại tá Nguyễn Quang Hưng, Phó chủ nhiệm kỹ thuật Binh chủng kiến nghị:

- Nhà nước, quân đội cần quan tâm, đãi ngộ hơn nữa, nhất là việc tạo dựng môi trường làm việc tốt nhất, giúp tuổi trẻ thỏa sức vùng vẫy, tích cực nghiên cứu, chiếm lĩnh công nghệ hiện đại; đóng góp ngày càng nhiều hơn nữa trí tuệ cho binh chủng và quân đội. Mặt khác, bên cạnh việc giữ người, chống “chảy máu chất xám”, các cấp cũng cần quan tâm đến việc chiêu mộ, tuyển dụng những “hạt giống đỏ” trên lĩnh vực công nghệ thông tin vào làm việc trong quân đội.

Nguyễn Tấn Tuân


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Bộ Công an tạm giữ 62 người nghi dùng công nghệ cao lừa đảo

0 nhận xét

Ngày 5-9, lực lượng CA Phú Yên và Tổng cục An ninh 1 (Bộ Công an) đã tấn công bốn nhà nghỉ, khách sạn ở TP Tuy Hòa, bắt quả tang hàng chục đối tượng người nước ngoài nghi đang sử dụng thiết bị công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội.

Đại tá Nguyễn Trung Nghĩa – chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Công an tỉnh Phú Yên – cho biết đến tối cùng ngày, công an đã tạm giữ 62 đối tượng, gồm 59 người nước ngoài (28 người Trung Quốc, 31 người Đài Loan; trong đó có 41 nam và 18 nữ) và ba người VN làm nhiệm vụ chăm lo thực phẩm, thuê nhà và phiên dịch.

Một đối tượng người nước ngoài bị dẫn giải đến hiện trường để phục vụ điều tra ban đầu

Một đối tượng người nước ngoài bị dẫn giải đến hiện trường để phục vụ điều tra ban đầu

Cơ quan chức năng cũng tạm giữ các thiết bị công nghệ cao gồm: 18 laptop, 108 điện thoại để bàn, 14 điện thoại di động, 13 máy bộ đàm, 25 hub nối mạng Internet, 14 cổng mạng, 1 router, 6 wireless ngoài trời, 4 wireless trong nhà, 1 máy in và nhiều thiết bị khác.

Ông Nghĩa cho biết: “Những người nước ngoài này bị tạm giữ để điều tra về các hành vi vi phạm pháp luật VN như: không thực hiện thủ tục khai báo tạm trú theo quy định, hoạt động sai mục đích nhập cảnh và sử dụng công nghệ cao để phạm tội. Hành vi của nhóm người nước ngoài này đã xâm hại an ninh chính trị, an ninh thông tin của VN”.

Theo một cán bộ của ban chuyên án, kết quả các cuộc phá án loại tội phạm này trước đây tại VN cho thấy nạn nhân của những tội phạm này chủ yếu là người Hoa. Các đối tượng phạm tội sử dụng Internet, đàm thoại VoiceIP để tìm kiếm thông tin về các nạn nhân – thường là những người có vi phạm – rồi giả là cơ quan chức năng nước sở tại để hăm dọa, yêu cầu các nạn nhân phải cung cấp số tài khoản hoặc chuyển tiền về tài khoản của chúng “để phục vụ điều tra”, sau đó chiếm đoạt.

PV


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Tạm giữ 62 người nghi dùng công nghệ cao lừa đảo

0 nhận xét

Ngày 5-9, lực lượng CA Phú Yên và Tổng cục An ninh 1 (Bộ Công an) đã tấn công bốn nhà nghỉ, khách sạn ở TP Tuy Hòa, bắt quả tang hàng chục đối tượng người nước ngoài nghi đang sử dụng thiết bị công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội.

Đại tá Nguyễn Trung Nghĩa – chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Công an tỉnh Phú Yên – cho biết đến tối cùng ngày, công an đã tạm giữ 62 đối tượng, gồm 59 người nước ngoài (28 người Trung Quốc, 31 người Đài Loan; trong đó có 41 nam và 18 nữ) và ba người VN làm nhiệm vụ chăm lo thực phẩm, thuê nhà và phiên dịch.

Một đối tượng người nước ngoài bị dẫn giải đến hiện trường để phục vụ điều tra ban đầu

Một đối tượng người nước ngoài bị dẫn giải đến hiện trường để phục vụ điều tra ban đầu

Cơ quan chức năng cũng tạm giữ các thiết bị công nghệ cao gồm: 18 laptop, 108 điện thoại để bàn, 14 điện thoại di động, 13 máy bộ đàm, 25 hub nối mạng Internet, 14 cổng mạng, 1 router, 6 wireless ngoài trời, 4 wireless trong nhà, 1 máy in và nhiều thiết bị khác.

Ông Nghĩa cho biết: “Những người nước ngoài này bị tạm giữ để điều tra về các hành vi vi phạm pháp luật VN như: không thực hiện thủ tục khai báo tạm trú theo quy định, hoạt động sai mục đích nhập cảnh và sử dụng công nghệ cao để phạm tội. Hành vi của nhóm người nước ngoài này đã xâm hại an ninh chính trị, an ninh thông tin của VN”.

Theo một cán bộ của ban chuyên án, kết quả các cuộc phá án loại tội phạm này trước đây tại VN cho thấy nạn nhân của những tội phạm này chủ yếu là người Hoa. Các đối tượng phạm tội sử dụng Internet, đàm thoại VoiceIP để tìm kiếm thông tin về các nạn nhân – thường là những người có vi phạm – rồi giả là cơ quan chức năng nước sở tại để hăm dọa, yêu cầu các nạn nhân phải cung cấp số tài khoản hoặc chuyển tiền về tài khoản của chúng “để phục vụ điều tra”, sau đó chiếm đoạt.

PV


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Binh chủng Thông tin Liên lạc tiến lên hiện đại

0 nhận xét

Đại tá Trần Hữu Thoan, Chủ nhiệm Chính trị Binh chủng phấn khởi tiếp lời anh Trung:

- Cán bộ trẻ là lực lượng đông đảo, hiện chiếm 70% quân số của binh chủng. Ở các đơn vị làm nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc, huấn luyện SSCĐ, nhà trường, cán bộ trẻ chiếm khoảng 80-90%. Đó là “vốn quý” của binh chủng chúng tôi. Các cán bộ trẻ ngày nay được đào tạo cơ bản, có trình độ, năng lực, có tinh thần cầu tiến và luôn biết cách tự học, tự vươn lên để chiếm lĩnh công nghệ, phương tiện, kỹ thuật hiện đại.

Kỹ sư trẻ của Binh chủng Thông tin Liên lạc đang nghiên cứu, hoàn thiện thiết bị thông tin công nghệ cao.

Kỹ sư trẻ của Binh chủng Thông tin Liên lạc đang nghiên cứu, hoàn thiện thiết bị thông tin công nghệ cao.

Tuổi trẻ và sáng tạo

Đại tá Nguyễn Quang Hưng khẳng định:

- Tuổi trẻ binh chủng không chỉ quản lý, vận hành, khai thác hiệu quả, làm chủ được hệ thống mà còn nghiên cứu, sáng chế ra nhiều sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả các phương tiện, trang thiết bị thông tin hiện đại.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, những năm qua, tuổi trẻ binh chủng đã tham gia nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước; cấp Bộ Quốc phòng; hoàn thành hàng trăm đề tài cấp cơ sở cùng gần 2000 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Chỉ tính riêng trong phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” từ năm 2006 đến nay, cán bộ, nhân viên trẻ của binh chủng đã tham gia hơn 150 công trình. Nhiều đề tài, sáng kiến được ứng dụng phục vụ trực tiếp vào sản xuất, cải tiến trang bị, khắc phục tình trạng khan hiếm vật tư thay thế. Hàng trăm đề tài nghiên cứu chế tạo vật tư kỹ thuật công nghệ cao thay thế sản phẩm nhập ngoại được triển khai, ứng dụng có hiệu quả như: Chế tạo thiết bị ghép kênh thoại, ghép kênh quang, viba số VB4E1; chế tạo tổng đài điện tử kỹ thuật số dung lượng vừa và nhỏ; tăng tỷ trọng nội địa hóa trong sản xuất máy vô tuyến điện… Nhiều công nghệ do tuổi trẻ nghiên cứu được bàn giao cho các nhà máy sản xuất. Sản phẩm bao gồm các loại vật tư, khí tài thông tin cấp chiến dịch, chiến thuật… như máy vô tuyến điện, tổng đài điện tử kỹ thuật số, máy điện thoại TA57, cáp quang dã chiến, dây thông tin, card mạch…

Trung tá Hồ Xuân Hổ, Trưởng phòng Kỹ thuật truyền dẫn Thông tin vệ tinh, Trung tâm Kỹ thuật thông tin Công nghệ cao (KTTT CNC) cho biết:

- Phong trào nghiên cứu, sáng tạo phát huy hiệu quả là nhờ có môi trường và cơ chế thuận lợi cho hoạt động này. Quan điểm của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Binh chủng là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng tham gia nghiên cứu, sáng chế, chế tạo công nghệ.

Thượng tá Phạm Văn Thẩm, Chính trị viên Trung tâm KTTT CNC nhấn mạnh thêm:

- Trong khi, điều kiện kinh tế, khả năng tài chính của đất nước, quân đội và Binh chủng có mức độ, thì việc tìm ra hướng đi, tạo lập môi trường, thúc đẩy phong trào nghiên cứu sáng chế, huy động sự tham gia đông đảo của tuổi trẻ là một thành công lớn của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Binh chủng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp đưa Binh chủng TTLL tiến thẳng lên hiện đại.

Thật đáng mừng, tuổi trẻ Binh chủng TTLL đã thật sự phát huy trí tuệ sáng tạo trong nghiên cứu, thi công, khai thác, bảo đảm kỹ thuật và quản lý điều hành tất cả các dự án, công trình thông tin quân sự, làm chủ về công nghệ, tự sản xuất nhiều vật tư, khí tài hiện đại, không chỉ tiết kiệm được ngân sách nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng mà còn nâng tầm, nâng hiệu quả của các loại phương tiện, trang thiết bị có trong biên chế.

Bài và ảnh: Nguyễn Tấn Tuân


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Trung tướng Tô Lâm tham dự lễ cắt băng khánh thành Nhà truyền thống xã Trùng Khánh

0 nhận xét

Công trình Nhà truyền thống thờ Bác Hồ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, do Báo CAND phát động đã khơi dậy phong trào đền ơn đáp nghĩa của những người con quê hương Hải Dương. Công trình được khởi công xây dựng từ ngày 20/2/2011 (tức ngày 18/1 năm Tân Mão) và hoàn thành vào ngày 3/8/2011 (tức ngày 14/7 năm Tân Mão). Công trình được xây dựng với tổng giá trị hơn 4 tỷ đồng…

Nhân kỷ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, hòa trong không khí tự hào của người dân Việt Nam khi nhớ về truyền thống đấu tranh giành độc lập dân tộc, sự hy sinh cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sự hy sinh của biết bao Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các liệt sỹ trong thời kỳ kháng chiến, đó là lý do để sáng 2/9, tại xã Trùng Khánh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Báo CAND và UBND xã Trùng Khánh tổ chức lễ khánh thành Nhà truyền thống xã Trùng Khánh.

Tới dự buổi lễ có đồng chí Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng chí Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương; đồng chí Phạm Phương Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội; đồng chí Đặng Thị Bích Liên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương; Trung tướng, nhà văn Hữu Ước, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND, Tổng Biên tập Báo CAND; Thiếu tướng Trần Văn Nhuận, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND; Thiếu tướng Phạm Quang Cử, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, cùng đại diện lãnh đạo nhiều ban, ngành, đoàn thể của Trung ương và tỉnh Hải Dương.

Đồng chí Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Đặng Thị Bích Liên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương; Trung tướng, nhà văn Hữu Ước, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND, Tổng Biên tập Báo CAND và đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể cắt băng khánh thành Nhà truyền thống xã Trùng Khánh.

Đồng chí Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Đặng Thị Bích Liên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương; Trung tướng, nhà văn Hữu Ước, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND, Tổng Biên tập Báo CAND và đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể cắt băng khánh thành Nhà truyền thống xã Trùng Khánh.

Công trình Nhà truyền thống thờ Bác Hồ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, do Báo CAND phát động đã khơi dậy phong trào đền ơn đáp nghĩa của những người con quê hương Hải Dương.

Trước khi buổi lễ bắt đầu đã diễn ra chương trình ca nhạc với những ca khúc đặc sắc khiến những người tham dự buổi lễ càng thêm tự hào và xúc động khi nghĩ về quê hương, đất nước, về Bác Hồ, về mẹ kính yêu, về những người lính anh hùng và về tình người. Đó là các ca khúc: Rạng rỡ Việt Nam (sáng tác Nguyễn Quang Vinh) do Dàn hợp xướng và tốp ca múa Trung tâm nghệ thuật và tổ chức biểu diễn tỉnh Hải Dương thực hiện. Ca khúc Khúc hát sông quê (sáng tác Nguyễn Trọng Tạo) do ca sỹ Lê Mận thể hiện. Ca khúc Lời ru cỏ non (sáng tác Hữu Ước) do ca sỹ Hồng Hạnh thể hiện…

Nhà truyền thống xã Trùng Khánh thờ Bác Hồ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các liệt sỹ là công trình mang ý nghĩa nhân văn cao cả, thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc của nhân dân xã Trùng Khánh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Công trình được khởi công xây dựng từ ngày 20/2/2011 (tức ngày 18/1 năm Tân Mão) và hoàn thành vào ngày 3/8/2011 (tức ngày 14/7 năm Tân Mão).  Công trình được xây dựng với tổng giá trị hơn 4 tỷ đồng…

Sau khi Báo CAND phát động nhằm khơi dậy phong trào đền ơn đáp nghĩa của những người con quê hương Hải Dương, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Đầu tư xây dựng và phát triển giáo dục Thăng Long cùng gia đình ông Vũ Nguyên Sinh, gia đình ông Vũ Nguyên Sang và gia đình ông Vũ Nguyên Bảy – những người con của xã Trùng Khánh dù làm ăn xa quê hương nhưng luôn hướng tâm về quê cha, đất tổ đã thành tâm công đức công trình “Nhà truyền thống xã Trùng Khánh”. Tại buổi lễ trang trọng này, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Đầu tư xây dựng và phát triển giáo dục Thăng Long đã tài trợ một số thiết bị trường học và thiết bị công nghệ thông tin cho 8 lớp học của xã Trùng Khánh trị giá 200 triệu đồng.

Phát biểu tại buổi lễ, Trung tướng, nhà văn Hữu Ước, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND, Tổng Biên tập Báo CAND xúc động nói: “Công trình mang đậm ý nghĩa này không chỉ là tâm của những người làm Báo CAND và doanh nghiệp, mà còn thể hiện tấm lòng biết ơn Bác Hồ, biết ơn các Mẹ Việt Nam Anh hùng và các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Chúng tôi mong muốn sau khi tiếp nhận công trình này, cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân xã Trùng Khánh hãy góp thêm công sức vào việc giữ gìn và sử dụng công trình thật ý nghĩa, để xứng đáng với tình cảm mà Bác Hồ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng và các liệt sỹ đã hy sinh vì cuộc sống tươi đẹp ngày hôm nay của chúng ta”.

Các đại biểu dâng hương trước Nhà truyền thống xã Trùng Khánh

Các đại biểu dâng hương trước Nhà truyền thống xã Trùng Khánh

Tiếp nhận công trình mang đầy ý nghĩa này, đồng chí Lê Văn Tý, Bí thư Đảng ủy xã Trùng Khánh phát biểu xúc động: “Xã Trùng Khánh là vùng đất chiêm chũng thuần nông. Trải qua hai cuộc đấu tranh ác liệt, người dân quê hương không ngừng nêu cao tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm, giữ vững thành quả mà tổ tiên để lại trên mảnh đất này. Trong cuộc chiến ấy, đã có nhiều anh hùng hy sinh để đến hôm nay, thế hệ con cháu rất tự hào thưa với tổ tiên rằng, chúng con không bao giờ quên công lao của các thế hệ cha, anh vì sự nghiệp đấu tranh và xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Và còn xúc động hơn khi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Trùng Khánh được Báo CAND bàn giao Nhà truyền thống làm nơi thờ Bác Hồ, liệt sỹ và các Mẹ Việt Nam Anh hùng, công trình mà người dân địa phương đã mơ ước từ lâu nhưng chưa có điều kiện thực hiện”.

Dẫu biết những việc làm thiện chẳng bao giờ là đủ, nhưng bằng nhiệt huyết từ tâm, những người làm Báo CAND và các doanh nghiệp hướng thiện luôn nhận được sự ủng hộ và sẻ chia của nhân dân trên mọi miền Tổ quốc. Thêm một việc làm thiện của Báo CAND và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Đầu tư xây dựng và phát triển giáo dục Thăng Long khánh thành và đưa vào sử dụng tại xã Trùng Khánh đúng vào Ngày Quốc khánh 2-9 lại càng có ý nghĩa hơn.

Nguyễn Hưng


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →