Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

Để trả lời cho câu hỏi Tướng Tô Lâm là ai ? Mời bạn đọc theo dõi tiểu sử ngắn về Thứ trưởng Bộ Công an Trung tướng Tô LâmĐọc thêm...

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312

Sáng 26-4, Bộ Tư lệnh cảnh vệ đã tổ chức lễ công bố thành lập Trung đoàn đặc nhiệm cơ động cảnh vệ 312. Tới dự buổi lễ có Trung tướng Tô Lâm - Ủy viên Trung ương Đảng - Thứ trưởng Bộ Công anĐọc thêm..

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm dự buổi gặp mặt nhân kỷ niệm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu CAND

Phát biểu tại buổi gặp mặt các thế hệ cán bộ, chiến sỹ làm công tác tham mưu Công an nhân dân, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnhĐọc thêm...

Trung tướng Tô Lâm

Trung tướng Tô Lâm thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Sáng 6/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động-Cảnh sát đặc nhiệm. Đây là một trong đơn vị đặc biệt của lực lượng Công anĐọc thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Lữ đoàn Hải quân đánh bộ sẵn sàng chi viện bảo vệ Trường Sa

0 nhận xét

Là đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, cơ động chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 sẵn sàng chi viện bảo vệ Trường Sa khi có lệnh.

Hơn 30 năm qua, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 không ngừng được xây dựng vững mạnh, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng cơ động chiến đấu, bảo vệ vùng biển đảo Đông Bắc, kịp thời chi viện lực lượng phòng thủ, bảo vệ các vùng biển, đảo xung yếu của Tổ quốc.

Lữ đoàn 147 còn là cái nôi huấn luyện chiến sỹ mới, hạ sỹ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân chủng Hải quân.

Đơn vị được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì, hạng ba và nhiều năm liền được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân tặng cờ thi đua quyết thắng.

Cùng lăn lộn trên thao trường, bãi tập với cán bộ, chiến sĩ của đơn vị mới thấu hiểu thêm chất thép trong những người lính thủy đánh bộ, được ví như “quả đấm thép của Hải quân”, đã ra quân là thắng trận.

Khẩu đội pháo phòng không 37mm

Khẩu đội pháo phòng không 37mm

Tập trung cao độ, sục sạo tìm mục tiêu trong huấn luyện

Tập trung cao độ, sục sạo tìm mục tiêu trong huấn luyện

Tiểu đoàn xe thiết giáp trước giờ cơ động

Tiểu đoàn xe thiết giáp trước giờ cơ động

Tiểu đoàn tăng thiết giáp trên đường cơ động

Tiểu đoàn tăng thiết giáp trên đường cơ động

Triển khai vượt sông, hồ…

Triển khai vượt sông, hồ…

Bộ binh của Hải quân đổ bộ lên đảo

Bộ binh của Hải quân đổ bộ lên đảo

Trung đội tăng hải quân đổ bộ, tiến công đánh chiếm đảo

Trung đội tăng hải quân đổ bộ, tiến công đánh chiếm đảo

Xung phong

Xung phong

Luôn sẵn sàng ra vùng sóng gió, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc

Luôn sẵn sàng ra vùng sóng gió, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc

Lính thủy đánh bộ cơ động lên tàu

Lính thủy đánh bộ cơ động lên tàu

Các thế hệ nối tiếp nhau viết nên truyền thống vẻ vang của đơn vị

Các thế hệ nối tiếp nhau viết nên truyền thống vẻ vang của đơn vị

Đoàn Lan

(Theo Vietnamnet)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Thứ trưởng Tô Lâm tham dự hội nghị sơ kết Kế hoạch công tác đảm bảo an ninh

0 nhận xét

Ngày 04/10, tại thành phố Huế, Tổng cục An ninh 1 – Bộ Công an đã tổ chức hội nghị sơ kết Kế hoạch công tác đảm bảo an ninh phục vụ tăng dày, tôn tạo mốc biên giới quốc gia Việt Nam – Lào và Đề án đảm bảo an ninh tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. Đến dự có các đồng chí: Tô Lâm, UVBCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; đại diện Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, các Cục thuộc Bộ Công an và Công an các địa phương có đường biên giới quốc gia Việt Nam – Lào.

Thứ trưởng Tô Lâm tặng bức ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Chủ tịch UBND tỉnh

Thứ trưởng Tô Lâm tặng bức ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Chủ tịch UBND tỉnh

Theo báo cáo của Tổng cục An ninh 1, trên cơ sở Kế hoạch công tác đảm bảo an ninh phục vụ tăng dày, tôn tạo mốc biên giới quốc gia Việt Nam – Lào (năm 2008) và Đề án đảm bảo an ninh tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây ( năm 2007), lực lượng an ninh của Bộ và các địa phương đã chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch hành động của mình với những biện pháp linh hoạt, phù hợp, gắn với điều kiện đặc điểm, tính chất, thực tiển của địa phương mình nên bước đầu đem lại kết quả thiết thực, trong đó nắm chắc tình hình an ninh trên tuyến biên giới, xử lý không để xảy ra đột biến; đặc biệt các lực lượng của Việt Nam đã phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng của Lào thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, chống lại mọi âm mưu thù địch chống phá công tác tăng dày, tôn tạo cột mốc quốc giới Việt Nam – Lào. Đến nay, 10 tỉnh biên giới với Lào đã hoàn thành công tác cắm mốc trên thực địa.

Phát biểu chúc mừng tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao nhấn mạnh: Tỉnh Thừa Thiên Huế có tuyến biên giới đất liền dài 81km tiếp giáp với hai tỉnh Salavan và Sê Kông ( Lào ) với 2 cửa khẩu chính là A Đớt – Tà Vàng và Hồng Vân – Cu Tai. Những năm qua, khu vực biên giới 2 tỉnh đã có bước phát triển khá vững chắc về kinh tế – xã hội; quốc phòng, an ninh được củng cố, giữ vững; đời sống nhân dân các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn biên giới từng bước được nâng cao. Qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới đất liên trên địa bàn tỉnh. Thừa Thiên Huế cũng là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông. Trong quá trình thực hiện Đề án hành lang kinh tế Đông – Tây và Kế hoạch tổng thể thực hiện công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc giới quốc gia Việt Nam – Lào theo Quyết định 137/QĐ-TTg ngày 30/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo tỉnh nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh đóng vai trò quan trọng, cốt yếu. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Ngoại vụ cùng với các ngành, các địa phương có sự phân công cụ thể trong suốt quá trình thực hiện. Đến nay, Thừa Thiên Huế đã hoàn thành công tác cắm mốc trên thực địa với 38/38 cột mốc và 1 cột mốc dấu, trong đó có 2 mốc đại 645 và 666. Kết quả này đã góp phần đẩy nhanh tiến độ phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam – Lào và xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định hợp tác và phát triển.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cũng bày tỏ hy vọng qua hội nghị này, nhiều vấn đề, nội dung công tác tác đảm bảo an ninh phục vụ tăng dày, tôn tạo mốc biên giới quốc gia Việt Nam – Lào và tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây sẽ được thảo luận, phân tích để góp phần phục vụ đắc lực cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và lực lượng Công an nhân dân nói riêng về công tác này.


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

CAND chấp hành điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ

0 nhận xét

Cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” do Bộ Công an phát động là một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, một đợt chỉnh quân toàn diện trong toàn lực lượng.

Đối với Công an tỉnh Phú Thọ đây là dịp để mỗi cán bộ, chiến sĩ tự soi lại mình, đánh giá sát đúng mỗi ưu, khuyết điểm để tìm cách khắc phục. Ngay từ khi triển khai cuộc vận động, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã yêu cầu từng cán bộ chiến sĩ phải phê bình và tự phê bình về văn hóa ứng xử khi thi hành nhiệm vụ. Trong đó nội dung phê bình và tự phê bình được quy định rất rõ tới từng đối tượng. Cụ thể với lãnh đạo, chỉ huy các cấp, phải chỉ rõ được trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác. Làm rõ ưu điểm, nguyên nhân hoàn thành, hoặc không hoàn thành các chỉ tiêu công tác; trách nhiệm trong xây dựng đơn vị, biện pháp quản lý cán bộ chiến sĩ về chấp hành các chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và của ngành, chấp hành điều lệnh CAND và văn hóa ứng xử CAND.

Đối với cán bộ, chiến sĩ phải kiểm điểm về lập trường, quan điểm chính trị, đạo đức lối sống, chấp hành chính sách pháp luật và hiệu quả công tác chuyên môn. Trong đó kiểm điểm sâu sắc về ý thức thái độ, lễ tiết tác phong, tinh thần phục vụ nhân dân, kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu phiền hà, cửa quyền, lợi dụng công việc để tiêu cực, tham nhũng… Ngoài ra, các đơn vị còn tổ chức hội nghị cho cán bộ, chiến sỹ tự liên hệ kiểm điểm cá nhân để tập thể góp ý phê bình và tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân, góp ý phê bình cán bộ, chiến sĩ Công an.

Đồng chí Hoàng Dân Mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ trao bằng khen cho các đơn vị tham gia diễn tập chống khủng bố.

Đồng chí Hoàng Dân Mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ trao bằng khen cho các đơn vị tham gia diễn tập chống khủng bố.

Có thể nói, công tác phê bình và tự phê bình cùng với triển khai đồng bộ các biện pháp khác, như tổ chức ký cam kết thi đua giữa các cá nhân, đơn vị; tăng cường công tác kiểm tra… đã đạt được kết quả thiết thực, góp phần vào thành tích chung của cuộc vận động. Trong đó rõ nhất là việc chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh, quy trình, quy chế công tác và cải cách thủ tục hành chính. Thể hiện trên các mặt sau: đã xây dựng được tư thế, lễ tiết tác phong chính quy, quân phong, quân kỷ theo điều lệnh; việc xây dựng nếp sống văn hóa, quan hệ giao tiếp ứng xử của cán bộ, chiến sĩ tiếp tục được các đơn vị chú trọng, có chuyển biến tốt như duy trì việc ghi sổ nhật ký công tác, thực hiện “đi báo việc, về báo kết quả”.

Thường xuyên chấn chỉnh việc chấp hành mệnh lệnh, quy trình, quy chế công tác tại các cuộc giao ban đơn vị, cuộc họp chi bộ, thực hiện nghiêm các quy định về chế độ trực ban, trực chiến đấu, tăng cường kiểm tra việc sử dụng trang phục CAND, xây dựng tinh thần thái độ làm việc, chấp hành kỷ luật lao động, chỉnh trang trụ sở làm việc, phòng tiếp dân, nơi ở của cán bộ, chiến sĩ gọn gàng, ngăn nắp, mỹ quan.

Về công tác cải cách thủ tục hành chính có nhiều chuyển biến tích cực, đã rà soát 238 văn bản, tự sửa đổi 8 văn bản, bãi bỏ 9 văn bản không đúng thẩm quyền ban hành, đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi 29 văn bản. Ban hành quy trình các khâu đăng ký xe khép kín, liên hoàn, rút ngắn thời hạn đăng ký từ 3 đến 5 ngày xuống còn 1 ngày. Phân cấp cho Công an các huyện, thành, thị cấp phát và quản lý chứng minh nhân dân, triển khai ứng dụng công nghệ in và đóng số chứng minh nhân dân thay thế biện pháp thủ công. Rà soát mẫu đơn, mẫu tờ khai của 34 phần việc thuộc thủ tục hành chính, đã đơn giản hóa được 30%… Do đó thời gian làm CMND rút ngắn được 10 ngày, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện an ninh trật tự rút ngắn 5 ngày, cấp phép khắc dấu giảm 6 ngày…

Ngoài ra, tại các đơn vị quản lý xuất nhập cảnh, phòng cháy chữa cháy cũng có nhiều cải tiến các thủ tục hành chính theo hướng thuận tiện cho người dân. Một số đơn vị làm tốt như Phòng Bảo vệ chính trị, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt, Công an TP Việt Trì, Công an thị xã Phú Thọ được nhân dân đồng tình ủng hộ

Hà Văn Thể

(Theo CAND)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Thứ trưởng Tô Lâm làm việc với Bộ Công an Thành Phố Đà Nẵng

0 nhận xét

Trung tướng Tô Lâm đã đánh giá cao những nỗ lực của Công an TP Đà Nẵng trong thời gian qua, nhất là trên mặt trận phòng chống tội phạm. Đồng chí Tô Lâm cũng yêu cầu lực lượng Công an TP Đà Nẵng tiếp tục thực hiện các giải pháp để giữ vững trật tự an toàn xã hội trong những tháng cuối năm.

Chiều 3/10, Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã chủ trì buổi làm việc giữa đoàn công tác Bộ Công an với Công an TP Đà Nẵng về tình hình đảm bảo an ninh, trật tự.

Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại buổi làm việc.

Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Công an TP Đà Nẵng đã báo cáo kết quả công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Công an thành phố đã chủ động mở 3 đợt cao điểm tấn công tội phạm; đồng thời tập trung các giải pháp nhằm kiềm chế tội phạm nên phạm pháp hình sự giảm 30% so với cùng kỳ.

Lực lượng Công an đã tiến hành điều tra, khám phá thành công trên 71% tổng số vụ án và 100% vụ án giết người do nguyên nhân xã hội. Công an thành phố đã chủ động đấu tranh phòng ngừa đạt hiệu cao với một số tổ chức cá nhân lợi dụng chiêu bài tự do, dân chủ để thực hiện các hành vi chống phá, gây rối phối hợp với chính quyền địa phương giải toả mâu thuẫn, bức xúc của người dân tại dự án Golden Hills, không để tạo thành điểm nóng về ANTT…

Trung tướng Tô Lâm đã đánh giá cao những nỗ lực của Công an TP Đà Nẵng trong thời gian qua, nhất là trên mặt trận phòng chống tội phạm. Đồng chí Tô Lâm cũng yêu cầu lực lượng Công an TP Đà Nẵng tiếp tục thực hiện các giải pháp để giữ vững trật tự an toàn xã hội trong những tháng cuối năm.

Đối với cơn bão số 6 đã vào biển Đông và đang hướng vào các tỉnh Bắc Trung Bộ, Thứ trưởng Tô Lâm yêu cầu Công an Đà Nẵng điều động lực lượng giúp nhân dân chủ động phòng chống, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân nếu bão đổ vào Đà Nẵng

Thân Lai

(Theo CAND)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Bộ trưởng Trần Đại Quang chỉ thị kiểm tra, chấn chỉnh CBCS Công an

0 nhận xét

“Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương phải trực tiếp tổ chức chỉ đạo, chấn chỉnh việc chấp hành điều lệnh nội vụ, điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân, quy trình, chế độ công tác, lễ tiết tác phong, nền nếp sinh hoạt trong đơn vị và kỷ luật lao động”.

Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an; sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, lực lượng Công an nhân dân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Rất nhiều tập thể và cá nhân Công an tiêu biểu trên mặt trận phòng chống tội phạm, cũng như các lĩnh vực công tác khác được nhân dân khen ngợi. Tuy nhiên, ở một vài đơn vị, địa phương vẫn để xảy ra những vụ việc liên quan đến sai phạm của cán bộ, chiến sỹ, gây bức xúc trong dư luận.

CBCS Công an nhân dân giúp dân sơ tán khỏi vùng ngập lụt.

CBCS Công an nhân dân giúp dân sơ tán khỏi vùng ngập lụt.

Lãnh đạo Bộ Công an mà trực tiếp là đồng chí Bộ trưởng Trần Đại Quang thường xuyên quan tâm, đôn đốc chỉ huy Công an các cấp phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác xây dựng lực lượng CAND; kiểm tra làm rõ và xử lý nghiêm những cán bộ, chiến sỹ có biểu hiện sai phạm. Để đẩy mạnh hơn nữa vấn đề này, ngày 28/9/2011, Bộ Công an đã ra Chỉ thị về Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý vi phạm và các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân, với 7 nhiệm vụ cụ thể. Báo CAND xin giới thiệu với bạn đọc.

Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ” và cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”; thời gian qua, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quản lý cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đã tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức, thái độ, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong công tác, chiến đấu; tỷ lệ cán bộ, chiến sĩ sai phạm giảm; xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Tuy nhiên, ở một số đơn vị, địa phương đã xảy ra các vụ việc có liên quan đến sai phạm của cán bộ, chiến sĩ Công an gây bức xúc trong dư luận. Một số đối tượng xấu đã lợi dụng để kích động tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, đập phá phương tiện, trụ sở làm việc, gây thương tích nặng cho nhiều cán bộ, chiến sĩ Công an… Tình hình đó tác động xấu đến an ninh, trật tự, làm giảm uy tín của lực lượng Công an nhân dân.

Nguyên nhân để xảy ra các vụ việc trên, trước hết là do cấp ủy, lãnh đạo Công an đơn vị, địa phương chưa thực sự sâu sát trong lãnh đạo, chỉ huy; công tác quản lý cán bộ, giáo dục ý thức, trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân chưa chặt chẽ, thường xuyên; một bộ phận cán bộ, chiến sĩ thiếu rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức, năng lực công tác còn hạn chế, dẫn đến vi phạm quy trình công tác, có lời nói, thái độ ứng xử chưa đúng mực; bị động, lúng túng trong xử lý các tình huống phức tạp về an ninh, trật tự.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân thực sự trong sạch, vững mạnh, Bộ trưởng yêu cầu:

Thứ nhất: Cấp ủy, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương phải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối quần chúng của Đảng; tư tưởng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương phải trực tiếp tổ chức chỉ đạo, chấn chỉnh việc chấp hành điều lệnh nội vụ, điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân, quy trình, chế độ công tác, lễ tiết tác phong, nền nếp sinh hoạt trong đơn vị và kỷ luật lao động.

Thực hiện nghiêm túc quy định về sinh hoạt Đảng, sinh hoạt chuyên môn từ đơn vị cơ sở đến các cấp ủy Đảng và Công an các cấp. Trong đó, cần thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy hiệu quả tự phê bình và phê bình của mỗi cán bộ, đảng viên và từng chi bộ, đơn vị cơ sở.

Thứ hai: Chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm và tập trung xử lý tốt các tình huống phức tạp về an ninh, trật tự; không để phát triển thành “điểm nóng”. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Chỉ thị 04/2007/CT-BCA (V11) ngày 13/2/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc tăng cường công tác quản lý, giáo dục và xử lý kỷ luật nghiêm đối với cán bộ, chiến sĩ Công an có sai phạm.

Thứ ba: Cán bộ, chiến sĩ trong khi thi hành công vụ phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế, quy trình công tác, điều lệnh, quy tắc ứng xử; lễ tiết, tác phong đúng mực, lời nói, thái độ có văn hóa. Trong giải quyết những vụ việc phức tạp, nhạy cảm phải quán triệt nguyên tắc kiên quyết tấn công tội phạm; đồng thời, phải hết sức khôn khéo, bình tĩnh, linh hoạt, sáng tạo, giải quyết tốt các yêu cầu chính trị, nghiệp vụ và pháp luật; không được đối đầu gây xung đột với nhân dân để các đối tượng cơ hội, phần tử xấu lợi dụng, kích động tụ tập gây rối…

Thứ tư: Cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị đề cao trách nhiệm, tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra; quản lý các mặt công tác, hoạt động, sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ nhất là đối với các lực lượng thường xuyên quan hệ, tiếp xúc với nhân dân. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm. Việc xử lý phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan; nghiêm cấm việc bao che, né tránh, báo cáo không trung thực, cản trở việc xác minh, xử lý kỷ luật; chống tư tưởng thành tích hoặc định kiến, trù dập đối với cán bộ, chiến sĩ sai phạm; xử lý kỷ luật phải đi đôi với việc giáo dục, giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ sửa chữa khuyết điểm. Quyết định xử lý kỷ luật phải phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi sai phạm.

Đối với số cán bộ tuy không rõ về hành vi vi phạm, nhưng bê trễ trong công việc, phát ngôn không đúng quy định, tác phong lối sống bê tha, có biểu hiện làm ăn kinh tế bất minh… phải có biện pháp giáo dục, kiểm điểm nghiêm túc, xác định thời gian để phấn đấu, khắc phục; nếu không sửa chữa được thì phải giải quyết bằng các biện pháp công tác tổ chức của ngành.

Những đơn vị, địa phương trong năm có nhiều cán bộ, chiến sĩ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng hoặc để xảy ra tình trạng cán bộ, chiến sĩ vi phạm pháp luật, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân dẫn đến tụ tập đông người, gây mất ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn, đồng chí Thủ trưởng đơn vị, địa phương là người chịu trách nhiệm chính, phải tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm khắc các cá nhân sai phạm và cá nhân liên đới chịu trách nhiệm, kiểm điểm trước cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo Bộ Công an. Tập thể và lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương này không được xét các danh hiệu thi đua.

Thứ năm: Công an các đơn vị, địa phương duy trì thường xuyên kiểm tra việc chấp hành điều lệnh nội vụ, quy chế, quy trình công tác. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ thanh tra, kiểm tra chuyên đề; thành lập các tổ thanh tra đặc biệt trực thuộc Bộ trưởng và Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi cần thiết để tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc, kịp thời các vụ việc tiêu cực, vi phạm nghiêm trọng.

Thứ sáu: Các cơ quan tuyên truyền, báo chí của lực lượng Công an phải chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí, tuyên truyền ngoài ngành tăng cường tuyên truyền về  những thành tích, những việc làm tốt, những tấm gương dũng cảm trong đấu tranh phòng chống tội phạm, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến của lực lượng Công an. Thủ trưởng các đơn vị, địa phương tăng cường quan hệ với các cơ quan báo chí, xây dựng quy chế phối hợp trao đổi thông tin và nội dung tuyên truyền, tạo mối quan hệ tốt trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và xây dựng lực lượng Công an nhân dân, hạn chế tình trạng báo chí chỉ khai thác đưa tin một chiều về các sai phạm của cán bộ, chiến sĩ. Thực hiện nghiêm túc Quy chế về phát ngôn của Bộ Công an.

Đối với những trường hợp báo chí đưa tin, phản ánh về sai phạm của cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị, địa phương nào thì Thủ trưởng đơn vị, địa phương đó có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị chức năng nhanh chóng xác minh, kết luận sự việc; nếu đúng, phải tiếp thu, chấn chỉnh, trả lời cơ quan báo chí và nghiêm túc xử lý hoặc đề xuất xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ sai phạm. Trường hợp báo chí đưa tin sai hoặc chưa chính xác thì yêu cầu đính chính kịp thời và tùy theo mức độ đưa tin sai lệch sự thật để đề xuất các cơ quan liên quan có hình thức xử lý phù hợp.

Thứ bẩy: Tổ chức tiếp thu ý kiến của nhân dân, của các cơ quan Nhà nước và báo chí đối với lực lượng Công an. Từng địa phương phải tổ chức tiếp dân theo đúng quy định của Bộ. Lập các hòm thư để nhân dân góp ý kiến. Hàng tháng, cấp ủy và Thủ trưởng đơn vị phải tổng hợp ý kiến góp ý để xem xét, xử lý kịp thời những ý kiến phản ánh của nhân dân.

Lãnh đạo Bộ giao cho Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm tổ chức quán triệt nghiêm túc Chỉ thị này đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ; xây dựng kế hoạch thực hiện và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả lên lãnh đạo Bộ; đồng thời giao Tổng cục III chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và Thanh tra Bộ giúp lãnh đạo Bộ xây dựng kế hoạch và hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này

C.A.

(Theo Cand)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Việt Nam sản xuất thử nghiệm thành công tàu chiến TT400TP

0 nhận xét

Cuối tháng 9-2011, tàu pháo TT400TP chính thức được nghiệm thu thành công tại cầu cảng của Công ty đóng tàu Hồng Hà (còn gọi là Nhà máy Z173, TP Hải Phòng). Đây là chiếc tàu pháo đầu tiên do VN sản xuất.

Sáng 27-9, đại tá Nguyễn Văn Đắc, chính ủy nhà máy, nhận được cuộc điện thoại: “Báo cáo chính ủy, tất cả hệ thống vũ khí khí tài trên tàu đã thử bắn đúng mục tiêu”.

    Tàu pháo TT400TP đang được các kỹ sư và công nhân VN lắp đặt vũ khí - Ảnh: Nhà máy Z173 cung cấp

Tàu pháo TT400TP đang được các kỹ sư và công nhân VN lắp đặt vũ khí - Ảnh: Nhà máy Z173 cung cấp

Đôi mắt người chính ủy long lanh những giọt nước mắt hạnh phúc. Chỉ là dòng thông tin rất ngắn gọn nhưng là phút giây mà biết bao năm tháng qua, cả hàng ngàn cán bộ, kỹ sư, công nhân của nhà máy chờ đợi.

Đại tá kể: “Các chuyên gia nước ngoài ngạc nhiên nói rằng ở nước họ phải bắn thử mấy lần, rồi về phải chỉnh lại bắn mới đúng mục tiêu. Nhưng tàu do người VN đóng chỉ cần bắn thử một lần đã đạt độ chính xác đến hoàn hảo”.

Bước ngoặt đột phá

Bảy năm trước, khi nhận công tác giám đốc Nhà máy Z173, đại tá Nguyễn Văn Cường luôn trăn trở với câu hỏi: tự đóng tàu chiến trong nước hay mua? Đây là việc rất hệ trọng của quốc gia. Nếu mua thì mua tàu mới hay mua tất cả vật tư rồi chuyển giao công nghệ, để chuyên gia nước ngoài qua hướng dẫn cách đóng tàu? Hoặc là chỉ mua thiết kế sơ bộ, sử dụng nguồn nhân lực sẵn có và các chuyên gia trong nước, cho người đi nước ngoài đào tạo rồi tự đóng?

Hai năm sau, ban lãnh đạo Z173 đề xuất mua thiết kế sơ bộ tàu chiến và thiết kế vũ khí. Nhà máy sẽ phối hợp với Viện Thiết kế của quân đội để thiết kế, thi công công nghệ.

“Nếu mua bản thiết kế và chuyển giao công nghệ thì giá mỗi chiếc tàu lên đến hơn 10 triệu USD! Mua bản vẽ thiết kế sơ bộ chỉ tốn mấy trăm ngàn USD, còn thiết kế công nghệ thì mình chủ động làm. Khi đó, giá thành sản xuất một chiếc tàu sẽ rẻ hơn rất nhiều, chỉ gần 1 triệu USD, tiết kiệm được 90%!” – ông Cường cho biết.

Đại tá Cường nhìn nhận: “Con người là quan trọng nhất. Trước đó, chúng tôi đã đóng mới thành công tàu cảnh sát biển TT400, cũng mua thiết kế sơ bộ của nước ngoài. Vậy tại sao không thể đóng được tàu chiến? Tại sao chúng ta không dám đi con đường mà chưa ai dám nghĩ, dám đi trong khi có rất nhiều người tài như vậy?”.

Hàng trăm kỹ sư giỏi nhất của Z173 được đưa đến các học viện, ra nước ngoài tập huấn hơn ba năm để chuẩn bị cho dự án mang tính lịch sử này. Ban lãnh đạo Nhà máy Z173 đã chủ động đàm phán với các đối tác nước ngoài, tự bỏ tiền mua bản thiết kế sơ bộ rồi báo cáo chứng minh cho chủ đầu tư (Quân chủng Hải quân) và Bộ Quốc phòng: Z173 chắc chắn đóng được tàu chiến.

Ngày 22-4-2009, con tàu TT400TP đã được đặt ky (sống chính của tàu). Đại tá Lê Văn Thước, phó giám đốc kỹ thuật, cho biết: “TT400TP được đóng theo phương pháp mới của thế giới là đóng tổng đoạn từng môđun độc lập (trong mỗi môđun được thiết kế và bố trí lắp đặt các thiết bị gần như hoàn chỉnh, sau đó chỉ cần cẩu – đấu – lắp tổng thành các đoạn môđun lại). Vì thế, các trang thiết bị đóng sẵn có thể đưa lên trước, tiến độ nhanh hơn, độ chính xác cao hơn. Nhưng từ bệ khuôn (phương pháp đóng tàu truyền thống) đến môđun là một bước tiến lớn về chuyển đổi công nghệ đóng tàu. Để làm được điều này, phải có con người và công cụ”.

Và không ai khác, chính các kỹ sư Nhà máy Z173 đã thiết kế thành công trên máy vi tính cái nào cần trước, cái nào cần sau… Các cán bộ, kỹ sư của nhà máy cũng phối hợp với chuyên gia ở các viện nghiên cứu trong nước ứng dụng phần mềm tiên tiến để triển khai thiết kế toàn bộ phần công nghệ, thiết kế các hệ thống trong không gian ba chiều và dùng phần mềm để phóng dạng, biến hình…

Theo đại tá Bùi Duy Chính – trưởng phòng kỹ thuật, khâu khó nhất là tự thiết kế chi tiết công nghệ phục vụ thi công phần tàu và phần lắp đặt vũ khí. Ở phần tàu, các kỹ sư phải giải quyết bài toán có nhiều ẩn số: làm sao để sức cản của tàu nhỏ nhất, lượng choán nước ít nhất trong điều kiện công suất của máy không đổi để đạt được vận tốc tối ưu. Để tìm đáp án cho bài toán đầy thách thức này, các kỹ sư của nhà máy đã gần như phải thức trắng nhiều đêm.

Giọt mồ hôi thầm lặng

Đại tá Nguyễn Văn Đắc nói: “Đến nay trình độ kỹ sư, công nhân đã nâng cao vượt bậc. Chúng tôi hi vọng đến chiếc tàu pháo TT400TP thứ ba sẽ có thể chủ động hoàn toàn trong tất cả thiết kế công nghệ đóng tàu”.

Để làm nên điều tự hào ấy, có biết bao câu chuyện bình dị nhưng xúc động về tình yêu lớn với công việc của các kỹ sư, công nhân trong quá trình thi công sản xuất tàu pháo TT400TP. Ông Đắc nhớ mãi hình ảnh một cô thợ hàn mảnh mai và xinh xắn cặm cụi làm việc với ổ bánh mì và chai nước. Nếu bỏ dở sẽ quên và làm bị lỗi vì một giắc cắm có hàng trăm mấu hàn nhỏ li ti.

Còn thiếu tá Nguyễn Văn Tiếp, quản đốc phân xưởng vũ khí khí tài, từ khi tiếp nhận vũ khí khí tài của tàu TT400TP, ông lo đến không ngủ được, bị hạ đường huyết, phải tiếp nước biển mấy lần. Nhiều đêm 3g, 4g sáng không ngủ được, người kỹ sư lại lấy bản vẽ ra nghiên cứu phương án lắp đặt hệ thống vũ khí khí tài.

“Cậu ấy làm đến quên ngày quên ăn dù có những tháng nhiệt độ dưới hầm tàu kín mít tới 37-38oC” – ông Đắc kể. Thiếu tá Tiếp nói rất bình dị: “Với chúng tôi, TT400TP không chỉ là công việc mà là niềm tự hào lớn và trách nhiệm lớn với đất nước mình”.

Và kết quả của những nỗ lực thầm lặng mà lớn lao ấy: tháng 8-2011, chiếc tàu pháo TT400TP đầu tiên “bằng xương bằng thịt” xuất hiện trong niềm xúc động của hàng ngàn cán bộ, kỹ sư, công nhân Nhà máy Z173.

Tàu pháo TT400TP - Ảnh: Nhà máy Z173 cung cấp

Tàu pháo TT400TP - Ảnh: Nhà máy Z173 cung cấp

Tăng sức mạnh chiến đấu cho hải quân Việt Nam

Tàu pháo TT400TP được trang bị các thiết bị hiện đại có độ tích hợp cao, nhiều tính năng nổi trội hơn so với cùng lớp tàu 400 tấn (như điều khiển máy chính máy phụ, hệ thống báo cháy, tự động dập cháy, hệ thống điều khiển vũ khí tự động, ổn định). Thông thường để sản xuất một lớp tàu, người ta thiết kế sơ bộ, sản xuất mẫu thử, rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh thiết kế, sau đó mới sản xuất. Với tàu TT400TP, chúng ta vừa chuyển giao thiết kế vừa huấn luyện đào tạo đóng tàu, vừa giám sát thiết kế và thi công.

Nhưng kết quả đã được hội đồng nghiệm thu các cấp đánh giá rất cao. Về kỹ – mỹ thuật của tàu pháo TT400TP đều đảm bảo chất lượng, các thông số kỹ thuật đúng theo thiết kế. TT400TP sẽ góp phần làm tăng sức mạnh chiến đấu cho hải quân VN và quan trọng nhất là VN đã từng bước làm chủ được công nghệ đóng tàu chiến, tạo thế chủ động trong việc đảm bảo kỹ thuật, đảm bảo trang bị, phương tiện, vũ khí phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo, phát triển kinh tế biển.

MY LĂNG

(Theo NTD)


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →

Xử lý nghiêm các cán bộ và chiến sỹ công an sai phạm

0 nhận xét

Ngày 28-9 vừa qua, Trung tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã có Chỉ thị số 12/2011/CT-BCA về việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý vi phạm và các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chỉ nêu rõ: Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh-Công an Nhân dân vì nước quyên thân, vì dân phục vụ” và Cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ;” tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Công an nhân dân học tập và làm theo 6 điều Bác Hồ dạy;” thời gian qua, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quản lý cán bộ, chiến sỹ Công an Nhân dân đã tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức, thái độ, trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ…; xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, vì cuộc sống bình yên của nhân dân, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Tuy nhiên, ở một số đơn vị, địa phương đã xảy ra các vụ việc có liên quan đến sai phạm của cán bộ, chiến sỹ Công an, gây bức xúc trong dự luận. Một số đối tượng xấu đã lợi dụng để kích động tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ…

Nguyên nhân để xảy ra các vụ việc trên, trước hết là do cấp ủy, lãnh đạo Công an đơn vị, địa phương chưa thực sự sâu sát trong lãnh đạo, chỉ huy; một bộ phận cán bộ, chiến sỹ thiếu rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức, năng lực công tác còn hạn chế, dẫn đến vi phạm quy trình công tác, có lời nói, thái độ ứng xử chưa đúng mực; bị động, lúng túng trong xử lý các tình huống phức tạp về an ninh, trật tự.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ trưởng yêu cầu: Cấp ủy, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương phải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối quần chúng của Đảng; tư tưởng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân đối với cán bộ, chiến sỹ. Thực hiện nghiêm túc về sinh hoạt Đảng, sinh hoạt chuyên môn từ đơn vị cơ sở đến các cấp ủy Đảng và Công an các cấp.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Chỉ thị 04/2007/CT-BCA (V11) ngày 13/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường công tác quản lý, giáo dục và xử lý kỷ luật nghiêm đối với cán bộ, chiến sỹ Công an có sai phạm. Cán bộ, chiến sỹ trong thi hành công vụ phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế, quy trình công tác, điều lệnh, quy tắc ứng xử; lễ tiết, tác phong đúng mực, lời nói, thái độ có văn hóa.

Trong giải quyết những vụ việc phức tạp, nhạy cảm phải quán triệt nguyên tắc kiên quyết tấn công tội phạm; đồng thời phải khôn khéo, bình tĩnh, linh hoạt, sáng tạo, giải quyết tốt các yêu cầu chính trị, nghiệp vụ và pháp luật…không để các đối tượng cơ hội, phần tử xấu lợi dụng, kích động, tụ tập, gây rối…

Cấp ủy, Thủ trưởng các đơn vị đề cao trách nhiệm, tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra; quản lý các mặt công tác, hoạt động, sinh hoạt của cán bộ, chiến sỹ nhất là lực lượng thường xuyên quan hệ, tiếp xúc với nhân dân. Kịp thời xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm.

Việc xử lý phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan; nghiêm cấm việc bao che, né tránh, báo cáo không trung thực, cản trở việc xác minh, xử lý kỷ luật; chống tư tưởng thành tích hoặc định kiến trù dập đối với cán bộ, chiến sỹ sai phạm; xử lý kỷ luật đi đôi với việc giáo dục, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sỹ sửa chữa khuyết điểm. Những đơn vị, địa phương trong năm có nhiều cán bộ, chiến sỹ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng…

Thủ trưởng đơn vị, địa phương là người chịu trách nhiệm chính, phải tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm khắc các cá nhân có sai phạm và cá nhân liên đới chịu trách nhiệm, kiểm điểm trước cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo Bộ Công an…

Thủ trưởng các đơn vị, địa phương tăng cường quan hệ với các cơ quan báo chí, tuyên truyền về những thành tích, những việc làm tốt, những tấm gương dũng cảm trong đấu tranh phòng chống tội phạm; gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến của lực lượng Công an; xây dựng quy chế phối hợp trao đổi thông tin và nội dung tuyên truyền, tạo mối quan hệ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

Đối với những trường hợp báo chí đưa tin, phản ánh về sai phạm của cán bộ, chiến sỹ thuộc đơn vị nào thì Thủ trưởng các đơn vị, địa phương đó có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị chức năng nhanh chóng xác minh, kết luận sự việc; nếu đúng, phải tiếp thu, chấn chỉnh, trả lời cơ quan báo chí và nghiêm túc xử lý hoặc đề xuất xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sỹ sai phạm.

Trường hợp báo chí đưa tin sai hoặc chưa chính xác, yêu cầu đính chính kịp thời và tùy theo mức độ đưa tin sai lệch sự thật để đề xuất các cơ quan liên quan có hình thức xử lý phù hợp.

Tổ chức tiếp thu ý kiến của nhân dân, của các cơ quan Nhà nước và báo chí đối với lực lượng Công an. Từng địa phương phải tổ chức tiếp dân theo đúng quy định của Bộ.

Lập các hòm thư để nhân dân góp ý kiến. Hàng tháng, cấp ủy và Thủ trưởng đơn vị phải tập hợp ý kiến đóng góp để xem xét, xử lý kịp thời những ý kiến phản ánh của nhân dân….

PV

Theo TTXVN/Vietnam+


(Theo website Tô Lâm)
Continue reading →